Trong 5 giới của người Phật tử có điều thứ tư là không nói lời dối trá (Musavāda veramani) trong đó bao hàm cả việc không nói những lời nhảm nhí vô ích theo kiểu ngồi lê đôi mách, rỉ tai những tin đồn thất thiệt. Với người xuất gia, đức Phật khuyên họ bớt nói lại, học hạnh Muni – ẩn sĩ. Khi gặp nhau nếu không nói về Pháp và Luật thì nên im lặng thánh thiện. Đây là một điểm khác biệt giữa người tu và người đời. Nếu người tu cũng tụ tập lại nói chuyện phiếm, đưa đẩy những câu chuyện vô bổ thì họ đã trượt ra khỏi đời sống phạm hạnh rồi.
Tuy nhiên với người đời, cách nói phiếm luận (gossip) lại là một nét đặc trưng trong xã hội loài người, thậm chí được các nhà tâm lý học xã hội xem như là phương tiện thiện xảo để kết nối cá nhân trong cùng cộng đồng. Ref. Frank T. McAndrew at Knox College in a 2016 op-ed article.)

Chúng ta là những con người theo tiến trình tiến hóa có khả năng truyền tin qua ngôn ngữ, đánh giá và nói với nhau về những người khác, bất kể nó tổn thương cỡ nào cho người bị nói đó. Từ khi là những con vượn Baboons, chúng đã nhổ lông –tóc cho nhau như một cách bày tỏ sự thân thiết trong nhóm! Khi tiến hóa thành con người, họ tán gẫu khi bắt chí rận cho nhau, tán gẫu nơi giếng nước đình làng, tán gẫu bên bàn ăn, bàn nhậu; và cùng tán gẫu buôn chuyện với nhau trở thành mối gắn kết nhóm/ xã hội nhỏ. Ngồi cùng nhau và nói những chuyện trên trời dưới đất, những chuyện chính trị chính em ở quốc gia nào đó, những chuyện đồn đãi có bé xé to, vv thật đáng tiếc lại là những hành vi ‘học được’ từ cộng đồng. Both are learned behaviors.

Tán gẫu, phiếm luận thiết lập nên những ranh giới trong nhóm và làm tăng sự tự tin – một nghiên cứu cho thấy. Trong hầu hết trường hợp, mục đích của tán gẫu không phải là tìm ra sự thật hay sự chính xác nào đó. Điều quan trọng là sự kết nối và độ ‘thân tình’ mà những câu chuyện nhảm nhí họ ‘buôn’ với nhau khiến họ cảm thấy được tin tưởng, gần gũi như những kẻ cùng hội cùng thuyền, và điều đáng tiếc là họ chẳng quan tâm đến hậu quả tai hại hay chuyện làm tổn thương người bị họ đem ra đánh giá và ‘buôn’.
Người ta thích ‘buôn chuyên’ người khác, đặc biệt là các câu chuyện ‘sặc mùi’ hạ bệ, bôi bác, xuyên tạc hành vi của người mà họ không ưa, thường bị đem ra ‘đổi chác’ để lấy tình thân. Khi hai người cùng không ưa một người nào đó, họ thường rỉ tai, thậm thụt với nhau chuyện không hay về người thứ ba mà họ đang ‘chướng tai gai mắt’ vì nguyên cớ gì đó. và khi làm như vậy, họ cảm thấy gần gũi với nhau hơn, mặc cho người thứ ba đó tổn thương như thế nào.

Một nghiên cứu xã hội vào năm 2009, cho thấy khi tán gẫu và buôn chuyện, đặc biệt là nói xấu đối tượng mà nhóm không ưa, họ cảm thấy ‘đã’ như là sử dụng chất kích thích gây nghiện vậy. Đây gọi là lạc thọ đi kèm tâm – khẩu bất thiện! Chính vì vậy, để làm người có đạo đức, người liêm chính và đàng hoàng thì không nên dùng cách buôn chuyện, tán nhảm và tán gẫu để gia tăng mối quan hệ nhóm – xã hội. Nó hiển nhiên là bất thiện và tổn thương người khác nên đức Phật mới khuyên đệ tử của Đạo Phật không nên học theo các hành vi như vậy.

Active hours

7 -11 am và 14-21 pm giờ Việt Nam

Contact Us

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc

Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam

Dhammaduta © 2024. All Rights Reserved.