KHÓA THIỀN TỨ NIỆM XỨ
Anh chị em thiền sinh thân mến,
Chào đón anh chị tham gia khóa thiền Tứ niệm xứ. Đây là con đường Phật đã đi và hàng triệu người trên thế giới đang hàng ngày thực theo phương pháp này. Trong khóa tu học Thiền Tứ Niệm Xứ online. Chương trình học Bắt đầu ngày mới với việc kết nối với thực tại và Tái Tạo nguồn năng lượng như sau:
❖ Thời gian: 6 tháng, bắt đầu từ 1/10/22. Mỗi buổi sáng từ 5:15-6:15 am.
❖ Nội dung thực hành:
– Bắt đầu vào lớp chúng ta sẽ cùng Ni sư tụng kinh Pali trong 5 phút để thức tỉnh niềm Tịnh Tín nơi Tam Bảo; tiếp theo là 10 phút nghe NS hướng dẫn về Thiền Tứ Niệm Xứ; và sau đó là 45 phút tọa thiền.
– Tuần thứ nhất, NS sẽ giới thiệu về Thiền Phật giáo: các pháp thiền Bảo vệ & hỗ trợ cho việc thực hành phát triển tâm thức. (Niệm Phật (Buddhanussati), phát triển Tâm Từ (Metta Bhavana), vv. Đây là bước cần thiết, làm nền tảng để bước tới những phần tiếp theo trên con đường tiến hóa tâm thức của mỗi hành giả.
– Những tuần tiếp theo của khóa tu học NS sẽ hướng dẫn phần Quán Thân: thiền Hơi Thở; Tứ oai nghi; Chánh Niệm – Tỉnh Giác trong những hoạt động thường ngày; Phân tích Tứ Đại; Quán 32 thể trược; và quán tử thi.
– Sau khi đã thuần thục trong việc quán thân, chúng ta sẽ học Quán cảm Thọ: những cảm giác trên thân làm điều kiện tiên khởi cho các cảm xúc & tạo động lực cho các hoạt động của mỗi người. Quan sát để hiểu về cảm thọ, chấp nhận nó như nó đang là, và học cách nhìn ngắm tĩnh tại.
– Sau khi đã hiểu biết hơn về Thọ, chúng ta sẽ làm quen với Tâm và các trạng thái biến động của thế giới ý thức….Quán tâm sẽ được thực hành liên tục 1 tháng.
– Trong những tháng còn lại, chúng ta học quán Pháp: nhận diện những pháp (hiện tượng) khác nhau trong cuộc sống tu tập, như thấy 5 thứ ngăn che tâm, thấy ngũ uẩn, thấy bốn sự thật, thấy các yếu tố dẫn đến giác ngộ. Thấy sự sinh – diệt và những mối tương quan – tương duyên của các hiện tượng trong đời sống cảu mình. Đây là sự tu tập để phát triển tuệ giác về Vô thường, Khổ và Vô Ngã, và sự huấn luyện để xả bỏ các chấp thủ khiến chúng sinh khổ đau trong tam giới. Học cách thấy, cách cảm nhận để có thể sống vững chãi, thong dong, độc lập và tự do thực sự giữa thế gian đầy biến động!
Ni sư tin là với tâm bồ đề kiên cố, với tinh thần quyết tâm thực hiện hàng ngày, anh chị sẽ đạt được kết quả.
With Metta!
Nghi lễ tụng Pali buổi sáng:
Buddham Pujemi – Con kính thành đảnh lễ đức Phật.
Dhammam Pujemi – Con kính thành đảnh lễ Pháp,
Sangham Pujemi – Con kính thành đảnh lễ chư Tăng.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa (3 lần) – Chấp tay con kính lễ Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, bậc Chánh đẳng Giác!
Ân Đức Phật Bảo: The great Buddha’s virtues
Itipi so bhagavā arahaṁ sammā-sambuddho, Vijjā-caraṇa-sampanno sugato lokavidū, Anuttaro purisa-damma-sārathi satthā deva-manussānaṁ buddho bhagavāti.
Đức Thế Tôn ấy là bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ Điều ngự trượng phu, Thiên- Nhân Sư, Phật, Thế tôn.
He is a Blessed One, a Worthy One, a Rightly Self-awakened One, consummate in knowledge & conduct, one who has gone the good way, knower of the cosmos, unexcelled trainer of those who can be taught, teacher of devas & human beings; awakened; blessed.
Ân Đức Pháp Bảo: The Qualiies of DHAMMA
Svākkhāto bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko, Opanayiko paccattaṁ veditabbo viññūhīti. Pháp đã được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực, hiện tiện, phi thời gian, hãy đến để thấy, có tính chất hướng thượng, người trí tự mình thấu hiểu.
The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here & now, timeless, inviting all to come & see, pertinent, to be seen by the observant for themselves.
Ân Đức Tăng Bảo – Sangha’s virtues
Supaṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho, Uju-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho, Ñāya-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho, Sāmīci-paṭipanno bhagavato sāvaka-saṅgho, Yadidaṁ cattāri purisa-yugāni aṭṭha purisa-puggalā: Esa bhagavato
sāvaka-saṅgho – Āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjali-karaṇīyo, Anuttaraṁ puññakkhettaṁ lokassāti.
Chư Tăng đệ tử Thế Tôn khéo thực hành, là các bậc phạm hạnh chánh trực, là các bậc thực hành có phương pháp,là những vị thực hành hài hòa điêu luyện. Gồm bốn đôi tám chúng: các bậc hiền thánh xứng đáng nhận lễ phẩm, xứng đáng được đón tiếp, xứng đáng được cúng dường và tôn trọng – là phước điền vô thượng cho đời.
The Saṅgha of the Blessed One’s disciples who have practiced well, the Saṅgha of the Blessed One’s disciples who have practiced straightforwardly, the Saṅgha of the Blessed One’s disciples who have practiced methodically, the Saṅgha of the Blessed One’s disciples who have practiced masterfully, i.e., the four pairs-the eight types-of noble ones: That is the Saṅgha of the Blessed One’s disciples – worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the incomparable field of merit for the world.
Satipaṭṭhānasutta
Evaṁ me sutaṁ—ekaṁ samayaṁ bhagavā kurūsu viharati kammāsadhammaṁ nāma kurūnaṁ nigamo. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi: “bhikkhavo”ti.
“Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṁ. Bhagavā etadavoca:
“Ekāyano ayaṁ, bhikkhave, maggo sattānaṁ visuddhiyā, sokaparidevānaṁ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṁ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṁ cattāro satipaṭṭhānā.
Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṁ. (MN. 10)
Quán vô thường:
Ajjeva kiccamātappaṃ, Ko jannā maraṇaṃ suve.
Na hi no sangaraṃ tena, Mahāsenena maccunā.
The effort should be made today. One may die tomorrow, who knows?
We have no covenant with the King of Death and his many warriors. (MN 131)
Câu tụng kết thúc buổi học:
Imaya dhammanu, dhamma pati-pattiya, buddham pujemi
Imaya dhammanu, dhamma pati-pattiya, dhammam pujemi
Imaya dhammanu, dhamma pati-pattiya, sangham pujemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp con xin đảnh lễ Phật,
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp con xin đảnh lễ Pháp,
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp con xin đảnh lễ tăng.
Tại khóa Thiền Tứ Niệm Xứ này, Các thiền sinh sẽ học được nhiều điều bổ ích từ trong cuộc sống, giảm bớt tham, sân, si. Đặc biệt là tỉnh thức ( tỉnh giác) trong cuộc sống xô bồ hiện nay.
✔️Thời gian học Thiền Tứ Niệm Xứ: Từ 5h00 đến 6h15 (Từ thứ 2 đến thứ 7)
✔️Tham gia nhóm Thiền tại đây: https://zalo.me/g/kjjull372
✔️Nội quy khóa Thiền Tứ Niệm Xứ: https://drive.google.com/file/d/16B_H…
✔️Thiền định và thiền quán? Thiền định là phương pháp thanh lọc tâm, tạm thời đè nén các phiền não bâc trung để có được an lạc trong khi thiền, và làm nền tảng cho tuệ quán. Thiền quán là dùng trí tuệ để thấy đúng bản chất của các hiện tượng, từ đó không mê lầm và đắm chấp vào những thứ làm mình bất an & đau khổ. 2 pháp này hỗ trợ cho nhau trên con đường Phật đạo.
✔️Thời gian thiền tập? Thời gian nào cũng tốt để thiền, tuy nhiên với người bânh rộn thì tốt nhất là thiền sau khi thức dậy, và trước khi đi ngủ. Có thể thiền chánh niệm trong mọi tư thế, 4 oai nghi là đi, đứng, ngồi, và nằm. Khi ngồi thiền thì kiết già là vững vàng và trang nghiêm nhất, nhưng ngồi trên ghế, bán già hay xếp bằng cũng thiền được.
✔️Làm thế nào để tâm không tán loạn? Để tâm không tán loạn, hãy đưa nó về trên thân, cái thực tại đang là. Và sống trọn vẹn với nó. Những ý nghĩ, nhất là về những điều đã xảy ra trong quá khó thường hay xuất hiện trở lại và dày vò, làm khổ thân tâm trong hiện tại. Đây là 1 chướng ngại khi hành thiền. Phải tập tha thứ cho lỗi lầm của chính mình và của người khác để tâm trí được thảnh thơi hơn. Ghi nhận là có suy nghĩ, rồi đưa tâm về hiện tại đang là. Tiếp xúc với hơi thở, với cảm giác ngày bây giờ..
✔️Hãy làm phước thiện như bố thí, phục vụ, cung kính, sống lành mạnh thiện lương, nghe Pháp, học hỏi những điều chưa biết để hoàn thiện mình, hiếu thảo, hành thiền, phụng sự Tam bảo, vv (Giáo thọ sư Ni sư Pháp Hỷ )
Link tham khảo: https://thuvienhoasen.org/a38399/thien-tu-niem-xu