Giảng giải Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò

Giảng sư: Tỳ kheo ni Pháp Hỷ (Ayya Dhammananda)

TIỂU KINH RỪNG SỪNG BÒ

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa

Buddham Dhammam Sangham Namassami

Hôm nay chúng ta học một bài kinh rất quan trọng, đó là bài tiểu kinh “Rừng Sừng Bò”. Trong bài kinh tiểu kinh Rừng Sừng Bò này thuộc về Trung bộ kinh. Trung bộ kinh gồm có 152 bài kinh chia thành 3 tập và bài kinh tiểu kinh Rừng Sừng Bò là bài kinh số 31 trong Trung bộ kinh

“Một thời Thế Tôn ở Nadika tại Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-Na-Luật-Đà). Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây Ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, khi đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosinga có nhiều cây Ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Sa môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến các tự ngã. Chớ có phiền não các vị ấy”

“rất ái luyến các tự ngã. chớ có phiền não các vị ấy” nghĩa là sao?

Bây giờ chúng ta nói đến những người mà được Đức Phật nói chuyện với, được Đức Phật thuyết pháp vì những vị này mà chúng ta có pháp đàm mà hôm nay chúng ta học. Thế Tôn và Tôn giả Anuruddha hay A Nậu Đà La là một người rất đặc biệt, ngài A Nậu Đà La là em con chú của Đức Phật, vậy là anh em chú bác với ngài Anan và em ruột của ngài Mahanama. Khi Đức Phật đi tu, hoàng tử Nanda cũng xuất gia và hoàng tử La Hầu La cũng xuất gia và ngai vàng được truyền trao cho gia đình một người chú, thì khi đó trong dòng tộc Thích Ca nói là sẽ cử ra 500 vị thanh thiếu niên để đi tu, để làm đoàn tuỳ tùng cho Đức Phật. Vì Đức Phật là một vị hoàng thái tử thường đi đâu thì phải có 500 vị hoàng tử đi theo. Ngay cả khi Đức Phật thành Phật rồi cũng như vậy, trong dòng tộc Thích Ca mỗi gia đình phải có 1 người hoàng tử đi tu để làm tuỳ tùng cho Đức Phật. Trong gia đình của hoàng gia của ngài Anuruddha có ba anh em, ngài Ananda là lớn nhưng là con khác mẹ và ngài Mahanama.

Đầu tiên phải chọn ra 1 người để làm vua trong 3 anh em này chọn ra 1 người để làm vua vì trong gia đình Đức Phật đã đi tu hết rồi, vì bây giờ dòng dõi hoàng tộc này chọn từ trên xuống, đến gia đình của ngài A-Nậu_Đà-La phải có 1 người chọn ra làm vua còn những người khác có thể chọn con đường đi tu. Khi nói chuyện với ngài A-Nậu_Đà-La, ngay từ nhỏ là một hoàng tử rất được cưng chìu, không biết gì về thế tục hết, nhưng ngài có phước rất lớn. Có một lần đám trẻ chơi bi đá với nhau, nhóm của ngài liên tục bị thua, mỗi lần thua thì phải đãi bánh cho cả đám bạn, và mỗi lần bị thua như vậy Ngài nói với người hầu là hãy về nói với mẹ ta gửi bánh ra đây. Suốt ngày hôm đó Ngài bị thua nhiều quá cho nên mẹ ngài mệt quá rồi cùng với người hầu làm bánh không nổi nữa. Mẹ Ngài nói sao mà thua hoài vậy không còn cái bánh nào nữa. Từ nhỏ đến lớn Ngài chưa từng nghe câu “không có” cho nên khi nghe câu “không có bánh” Ngài tưởng có 1 loại bánh. Hi hi có hiểu chuyện gì không? Chưa từng bị từ chối một điều gì cả, chưa từng nghe chữ “không có” cho nên khi mẹ Ngài gửi tin nhắn ra cho người hầu là không còn bánh nữa thì Ngài lại tưởng là “không có” là tên của 1 loại bánh và Ngài nói với người hầu là nói với mẹ ta gửi loại bánh “không có” đó ra đây. Điều đó cho thấy Ngài có phước như thế nào phải không? Từ nhỏ cho đến năm Ngài bị từ chối lần đầu tiên đó Ngài chưa từng nghe chữ “không có”, có nghĩa là bất cứ thứ gì Ngài muốn, cha mẹ và dòng tộc của Ngài đều cung cấp đầy đủ cho nên Ngài không nghe đến chữ “không có”. Khi mẹ nói là không có bánh Ngài lại tưởng đó là tên của 1 loại bánh và khi mẹ Ngài nghĩ là đã đến lúc phải dạy cho đứa con trai quá được nuông chiều này  bài học rồi cho nên mẹ Ngài đưa 1 khay không và phủ 1 lớp gấm lên khay không đó, và nói với người hầu cầm cái khay này ra nói với hoàng tử út rằng đây là loại bánh “không có” mà hoàng tử út đã đặt. Hôm đó người hầu cầm cái khay không đi ra, quý vị có biết điều gì xảy ra không, vì A-Nậu-Đà-La là một người cực kỳ có phước và  trước khi sanh ra trên  trái đất này, trong thế giới loài người này Ngài đã từng là một vị vua trên cõi trời, cho nên khi Chư thiên trên cõi trời 33 thấy người hầu bưng 1 cái khay không có gì ra cả nên Chư thiên đã đặt bánh trái và nước của cõi trời vào trong cái khay đó, và đương nhiên là người hầu không biết gì cả. Khi người hầu mang khay thức ăn đó ra chỗ ngài Anuruddha cùng với bạn bè chơi thì Ngài nhón ăn 1 chiếc bánh và đưa cho bạn bè thì thấy nó thơm ngon khác thường, vì thực ra đó là bánh của cõi trời. Chú giải nói là trong quá khứ đã có 500 kiếp Ngài là vua ở cõi trời cho nên những thân bằng quyến thuộc,  bạn bè và người hầu trong cõi trời họ vẫn luôn luôn theo dõi bước chân của Ngài, họ đã đặt bánh, nước và trái cây vào trong cái khay và họ bưng ra Ngài ăn ngon quá. Tối đó Ngài về nói với Má Ngài rằng Má ơi hôm nay Má gửi cái thứ bánh “không có” đó con chưa bao giờ được ăn cái thứ bánh ngon như vậy. 

Người có phước là như vậy đó, không bao giờ họ thiếu cái gì hết cả. Nếu khi loài người không cung cấp được cho họ thì lập tức cõi trời sẽ cung cấp cho họ, không bao giờ thiếu và ngài Anuruddha là một trong những người có phước như vậy. Khi Ngài đến 16-17 tuổi, khi đó Đức Phật cũng đã thành đạo được 7-8 năm rồi và dòng họ Thích Ca bắt đầu cắt cử ra và chọn 500 hoàng tử cho xuất gia để làm tuỳ tùng cho Đức Phật, thì trong anh em của Ngài khi đó có ngài Mahanama là anh trai lớn nói hai anh em chúng ta một người sẽ ở lại làm vua và một người sẽ phải đi tu, em chọn con đường nào. Lúc đầu Ngài không hiểu tu hành là gì cả cho nên Ngài nói thôi em ở lại làm vua, em thích làm vua hơn và người anh bắt đầu phân tích cho em thấy, em có biết làm vua là phải như thế nào không? 

– Em có biết cơm gạo thức ăn chúng ta ăn đến từ đâu không? Hoàng tử A-Nậu Đà-La rất vô tư nói 

– Thức ăn đến từ dĩa vàng khay bạc thưa anh. 

quý vị có biết vì biết sao Anuruddha trả lời vậy không? mỗi ngày người hầu phục vụ dọn đồ ăn trên dĩa, bàn cho Ngài ăn cho nên Ngài nghĩ là đồ ăn đến từ dĩa vàng khay bạc. Một sự ngây thơ tuyệt đối như vậy đó, người anh Mahanama khi đó giải thích nói là,

– Em yêu quý à, thức ăn không đến từ dĩa vàng đâu, thức ăn đến từ thóc gạo. 

– Em có biết thóc gạo làm ra thành thức ăn làm, thành hạt cơm thơm ngon mà em ăn mỗi ngày, người nông dân phải làm gì không, người hầu của chúng ta phải làm gì không? Người em hoàn toàn ngây thơ không biết, lắc đầu và hỏi: 

– Họ làm gì hả anh? 

– Họ phải giã ra, họ phải sàng sảy hoặc nhặt những hạt xấu ra bên ngoài, họ chọn những hạt tốt họ mới nấu lên cho chín cho chúng ta ăn. Ngài gật đầu nói 

– Ồ…ồ vậy thì tốt, chắc là cũng vui lắm hả anh? Người anh nói:

– Không vui lắm đâu, xay lúa gạo làm thức ăn mệt lắm!

– Em có biết lúa gạo đến từ đâu không. Ngài hoàn toàn vô tư hỏi:

 – đến từ đâu hả anh, chắc là đến từ những chum bạc phải không, vì trong nhà Ngài chỉ có những chum bạc thôi và những cái hủ vàng đó phải không?

Người anh nói không phải như vậy, nó đến từ đồng ruộng, người nông dân phải làm ruộng rất vất vả, em có biết những con trâu, ngựa, bò dùng để làm gì không? Trâu ngựa dùng để cày ruộng. Sau khi cày cấy, sau khi vô nước vào những đám ruộng rồi, trước khi vào vụ mùa người nông dân phải nhìn thời tiết, nhìn sao trời để biết được năm nay lúc nào trời sẽ mưa và thời điểm nào là thích hợp nhất để cày ruộng, thời điểm nào thích hợp nhất để vô nước, thời điểm nào thích hợp nhất để gieo hạt giống xuống và sau khi gieo hạt giống xuống rồi phải chăm bón. Phải làm cỏ, phải trông coi, phải be bờ, phải trông coi phải vô nước thường xuyên như thế nào, khi nào phải vô nước, khi nào phải ra nước, phải làm rất nhiều những công đoạn nữa cho đến khi gần 6 tháng sau, ngày xưa ở Ấn Độ , cây lúa họ trồng phải 6 tháng mới có kết quả, thì gần 6 tháng sau nữa mới trổ đòng. Và khi nó trổ đồng phải vào nước như thế nào, thêm phân như thế nào để cho bông lúa được trĩu hạt và sau đó khi bông lúa đã kết hạt già chín rồi thì phải cho tất cả nước ra khỏi ruộng rồi mới cho ruộng khô. Rồi khi bông lúa chín rồi thì ruộng phải khô ráo rồi người nông dân sẽ cắt bông lúa đó về phơi khô rồi đập để cho hạt lúa nó ra khỏi những cành lúa và sau đó họ mới sảy sàng để còn những hạt tốt chứ không còn hạt lép. Hạt lép bỏ đi và những hạt tốt sẽ được cất giữ quanh năm và trước khi ăn thì phải giã phải sàng rất nhiều công đoạn rồi mới nấu, cuối cùng người hầu mới dọn thức ăn đó lên dĩa vàng, khay bạc cho em ăn. 

Ngài Anuruddha tánh tình cực kỳ đơn giản và Ngài nghe tất cả những công đoạn như vậy Ngài sợ quá, vậy thôi để em đi tu. Ngài nói là một người làm vua không những phải biết tất cả những công việc này mà còn phải biết quản lý đất nước, rồi khi đất nước có loạn mình phải biết dẹp, rồi khi trong triều đình cũng có những quan tốt  và cũng có những quan xấu mà mình phải nghe những báo cáo của họ và mình phải biết ai là người tốt ai là người xấu và ai là người tham ai là người không có tham. Có những người họ sẽ biến thủ công quỹ, có những người họ sẽ nhận hối lộ và có những người chuyên xiểm nịnh, em phải biết phân biệt những người như vậy. 

Một vị vua tốt là một người anh minh sáng suốt, biết thương dân, biết dân chúng phải làm cực khổ như thế nào thì đất nước mới thịnh vượng. Biết quan, những người cai trị dân chúng, những người là tay chân của chúng ta, tay chân của vua, những người này ai là người thanh liêm và ai là người tham nhũng. Tuy nhiên, người tham nhũng cũng có những người được việc, có những người xấu về tính cách nhưng họ rất được việc thì mình phải biết sử dụng họ. Biết phải sử dụng như thế nào để họ không đục khoét công quỹ nhiều mà mình vẫn sử dụng được tài năng của họ mà vẫn kiềm chế được tánh tham lam, tham quyền của họ, tham đủ thứ ….đại khái vậy đó. Khi ngài Mahanama phân tích cho người em là hoàng tử Anuruddha khi đó mới 15-16 tuổi thấy tất cả trách nhiệm của một người chủ gia đình, trách nhiệm của một ông vua, ngài Anuruddha nói:

– Ah rắc rối quá, rắc rối như vậy em không làm vua đâu thôi để em đi tu thôi! Khi đó ngài Mahanama phải phân tích cho ngài A-Nậu-Đà-La là em của mình là đi tu phải có kỷ luật như vậy như vậy, phải sống kham khổ như vậy. Ăn ngày 1 bữa, tu thiền định như vậy như vậy phân tích tất cả cho ngài, ngài A-Nậu-Đà-La suy nghĩ một hồi thấy đi tu vẫn sướng hơn làm vua và Ngài quyết định đi tu. Khi Ngài đi tu thì Ngài đi với 6 người khác là các vị Bhaddiya, Anuruddha, Ānanda, Bhagu, Kimbila, and Devadatta, đều là hoàng tử của dòng tộc Thích Ca. Trong những người này thì có 3 người rất hợp tính với nhau hồi nhỏ vẫn thường chơi với nhau, đó chính là hoàng tử Anuruddha và hoàng tử Nandiya, và Kimbila. Bấy giờ họ cùng tu với nhau trong khu rừng Sừng Bò, chúng ta sẽ học bài kinh hôm nay.

Ngài A-Nậu-Đà-La lớn hơn 2 vị kia về vai vế ở trong hoàng tộc thì khi đi tu cũng vậy. Khi sáu vị hoàng tử này đi tu thì trên đường họ đi tu thì người cạo tóc, cắt móng tay người hầu của họ tên là Upali thấy các cậu chủ là các hoàng tử là danh gia vọng tộc đều đi tu hết cũng đi theo. Khi các hoàng tử biểu ông Upali đem vàng bạc và áo bào đi về lại hoàng cung cùng với những trang sức của họ để lại khi 6 hoàng tử sẽ xuất gia. Ông Upali nghĩ bây giờ mình đem những đồ quí giá này về lại hoàng cung chắc chắn người ta sẽ nghĩ mình đã giết, đã hại các hoàng tử để lấy những đồ quí giá này, họ sẽ giết mình mất, tốt nhất mình vứt mấy cái cái đồ này đi và xin các vị hoàng tử cho mình theo các vị đi tu luôn vì ông sợ. Ổng sợ có những người nghi ngờ ông nên ông treo những bọc trang sức là những bộ quần áo đắt tiền của các hoàng tử lên các cành cây và ông chạy theo. Ổng xin các hoàng tử cho con cùng đi xuất gia và các ông hoàng này nghĩ, “Ủa ông thuộc giai cấp thấp, còn chúng tôi đi tu là vì trách nhiệm hoàng gia, thái tử Tất-Đạt-Đa bây giờ thành Phật rồi chúng tôi phải đi tu, không những phải đi tu mà chúng tôi rất ngưỡng mộ hoàng tử Tất-Đạt-Đa cho nên chúng tôi muốn trở thành đệ tử của Ngài, nhưng ông thuộc giai cấp thấp trong xã hội không biết ông có tu được hay không.” Khi đó ông Upali này mới trình bày:

– Thưa các hoàng tử đáng kính, bây giờ mà con đem những đồ quí giá này về hoàng cung chắc chắn là con sẽ bị sát hại vì người ta nghi ngờ con đã hại các hoàng tử để lấy những đồ quí giá này. Nêú các hoàng tử thật sự thương con thì hãy cho con cùng đi với các hoàng tử, khi vào trong tăng đoàn thì con sẽ tiếp tục hầu hạ các hoàng tử. 

Khi các vị hoàng tử này nghe nói như vậy thì rất ngạc nhiên và có nói với ông Upali là khi đi tu rồi sẽ không được nhận sự hầu hạ  cho dù chúng ta là các hoàng tử đi nữa thì khi xuất gia rồi thì phải bình đẳng. Vậy nếu ngươi thật sự muốn tu hành cùng chúng ta thì người cũng có thể đi tu với chúng ta nhưng đừng nói đến chuyện hầu hạ. Người Thích Ca là những người có lòng tự cao tự đại rất lớn và có lòng tự trọng dân tộc rất lớn, cho nên họ sợ điều đó sẽ trở thành chướng ngại tu hành của họ. Suy tư như vậy, khi họ đi đến tịnh xá thì ông Upali này cũng đi đến và họ thỉnh cầu Đức Phật cho ông Upali xuất gia trước. 

Quý vị có biết trong tăng đoàn cho dù chỉ xuất gia trước 1 tiếng đồng hồ thì người xuất gia sau cũng phải đảnh lễ trở thành sư huynh, và người xuất gia sau sẽ cung kính đảnh lễ người xuất gia trước. Các hoàng tử Thích ca đã xuất gia trong cái tâm thái thiện lành, có thể nói là rất lành, muốn từ bỏ cái ngã mạn, muốn từ bỏ những sở hữu và cố chấp trước đây, cho nên họ quyết định cho người hầu Upali xuất gia trước. Như vậy Upali sẽ trở thành sư huynh của họ và hành ngày họ phải đảnh lễ cái người trước đây là người hầu của họ và họ xem đây là điều mà họ từ bỏ cái ngã mạn, từ bỏ sự đồng hoá về giai cấp, đồng hoá với cái địa vị của mình trong xã hội. 

Đây là một sự bắt đầu rất thiện chí, không còn đồng hoá với sự tự cao của mình và khi từ bỏ những thứ đó thì người ta mới tu hành được tốt hơn. Cái thiện tâm quá lớn của các vị hoàng tử này khiến cho họ khi xuất gia rồi họ tu tương đối dễ dàng, họ đắc thiền đắc định rất dễ dàng vì họ có thiện tâm rất lớn. Kể từ ngày xuất gia Upali trở thành sư huynh của 6 vị hoàng tử chứ không phải là người hầu, người cạo đầu, người cắt móng tay móng chân cho các hoàng tử nữa. Trong quá trình tu học, ngài Upali phát tâm học tạng luật, người rất giỏi luật và sau này trở thành thượng thủ trong luật tạng. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì ngài Upali chính là người tuyên đọc lại bộ luật tỳ-khưu cũng như tỳ-khưu ni và tất cả những sự việc liên quan đến vì sao Đức Phật đặt ra luật lệ cho người tu hành. 

Quay lại câu chuyện với các hoàng tử, sau khi xuất gia tu hành thì các hoàng tử thường đi du hành cùng với Đức Phật trong đoàn 500 vị và họ đắc thiền nhưng cũng có khi các hoàng tử sẽ không cùng đi với Đức Phật mà họ tịnh tu trong những khu rừng. Trong khu rừng Sừng Bò ta học bài kinh hôm nay có 3 vị: vị đầu tiên tên là A-Nậu-Đà-La, vị thứ hai là Nandiya và vị thứ ba là Kimbila, cả 3 vị này đều là hoàng tử của dòng tộc Thích Ca và họ rất hợp tính tình của nhau, họ có thể hiểu nhau mà không cần nói nhiều. Trong khu rừng này họ tu thiền và không nói chuyện với nhau, chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt là họ có thể hiểu nhau. Ba vị này đều có giới hạnh rất nghiêm trang và họ cũng rất kín tiếng. Các vị được nhiều người kính trọng vì họ tu hành rất đàng hoàng. Họ chọn khu rừng thanh vắng 3 vị tu với nhau mà không ở cùng đại chúng vì tính tình của các vị này rất chi là khiêm nhường và họ thích sự lặng lẽ. Họ không thích đại chúng ồn ào đông người cho nên mặc dù gần đó có đại tu viện Ghosika Arama, tại tu viện có khoảng 2.000 vị tăng tu hành tại đó nhưng ba vị này không muốn tu cùng đại chúng ở đó, họ tách riêng ra vào trong 1 khu rừng họ tu hành rất tinh tấn. 

Khi Đức Phật đi đến thăm họ thì người gác cổng của khu rừng đó, của công viên đó vì kính ngưỡng khâm phục các vị xuất gia này và không hề biết nguồn gốc của họ là hoàng tử và người gác cũng không biết người đến thăm là Đức Phật cho nên ngăn không cho vào khu rừng này để  3 vị này tịnh tu trong đó. Khi nghe tiếng Đức phật nói chuyện với người gác cổng thì ngài A-Nậu-Đà-La ngay lập tức nhận ra đó là tiếng của Đức Từ Phụ, của Thế Tôn và ngài A-Nậu-Đà-La đã ra nói với người gác cổng như thế nào, chúng ta sẽ nghe kinh văn này:

– “Có ba thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến các tự ngã. Chớ có phiền não các vị ấy”

Như thế nào gọi là “ái luyến tự ngã”? (sư cô có bài viết về đề tài này rồi, các vị hãy đọc tham khảo).

“ Tôn giả A-Nậu-Đà-La nghe người giữ vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy liền nói với người giữ vườn:

          – Này người giữ vườn, chớ có ngăn chặn Thế Tôn. Thế Tôn là Đạo Sư của chúng tôi đã đến.

Rồi tôn giả A-Nậu-Đà-La đi đến tôn giả Nandiya, đi đến tôn giả Kimbila và nói:

– Chư tôn giả hãy đến, Thế Tôn bậc đạo sư của chúng ta đã đến.

Rồi tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiya và tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rửa chân. Thế Tôn ngồi nơi chỗ đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rửa chân, rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:

– Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không, có được sống yên vui không? Đi khất thực có khỏi mệt nhọc không?

– Bạch Thế Tôn chúng con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc

– Này các Anuruddha, các Ông có sống hoà hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hoà hợp, hoan hỷ với nhau không có cãi nhau, như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.”

Ba vị này sống trong một khu rừng, rất tôn trọng lẫn nhau, họ không cần nói với nhau nhiều, tự hiểu nhau. Trong đời chúng ta có những người bạn mà chúng ta không cần nói nhiều mà chúng ta có thể hiểu nhau không? Khi cùng sống với những người mà không cần nói nhiều vẫn có thể hiểu nhau, chúng ta có cảm thấy hạnh phúc không? Có một người hiểu mình mà mình không cần nói nhiều, có thể nhìn nhau bằng ánh mắt thiện cảm và sống hòa hợp như nước với sữa thì đó là một hạnh phúc rất lớn trong đời. 

Hiện tại Sư Cô đang nhập chúng và nhập hạ ở một trú xứ và trong một hội chúng như vậy. Ở đây các Sư Cô có 16 người sống trong hai trú xứ khác nhau, một ngôi chùa trong làng, hiện Sư Cô đang ở ngôi chùa trong làng và một rừng thiền cách đây khoảng 1,15h lái xe ở bên bờ biển vùng bắc của California trong rừng thông đỏ. Trú xứ trong rừng có 8 cô và ở ngoài làng này có 8 cô, nhưng thỉnh thoảng các cô đổi chỗ cho nhau trong 6 ngày vì trong hạ không được đi quá 7 ngày. 

Chư Ni sống ở đây rất hoà hợp nhìn nhau bằng ánh mắt thiện cảm, không cần nói với nhau nhiều vẫn có thể hiểu được nhau. Khi sống trong một hội chúng mà thương yêu nhau, kính mến lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau như vậy sự tu tập của chúng ta rất viên mãn và khi có một tăng già như vậy, ở trong một tăng già như vậy để cùng xây dựng những năng lượng an lành, đó là một phúc lành, đó là điều có thể nói là tuyệt vời nhất trong cuộc đời này. Sư Cô rời trú xá ở tiểu bang khác, một thành phố rất lớn ở Dallas, trú xứ đó cũng rất lớn tuy nhiên sự tu hành không có sự hoà hợp và đi đến một trú xá nhỏ hơn nhiều, nghèo hơn nhiều và những người ở đây không cùng dân tộc với Sư Cô, họ là những người Mỹ trắng nhưng có một sự hoà hợp rất tuyệt vời. Với năng lượng cùng xây dựng với nhau ở trú xứ này, khi sống biết tôn trọng biết yêu thương lẫn nhau, nhìn nhau với ánh mắt thiện cảm, không cần nói nhiều với nhau vẫn có thể hiểu được, mỗi người đều có pháp và luật ở trong tim của mình và hành xử theo đúng pháp, theo đúng luật, có sự thương yêu và tôn trọng lẫn nhau thì đời sống như vậy có thể nói là rất tuyệt vời, đời sống tâm linh rất trong sáng, rất an lành. Công việc cũng vậy, khi cần gì cùng nhau làm và khi không cần thì im lặng, mỗi người tu tập trong chánh niệm mà không cần phải nói gì với nhau cả. 

Các vị Anuruddha, Nandiyga và Kimbila cũng tu tập trong tinh thần như vậy. Ba vị ở trong một khu rừng, hàng ngày họ đi khất thực họ không gặp khó khăn gì khi đi khất thực vì năng lượng an lành của họ không chỉ có trong khu rừng Sừng Bò đó mà năng lượng của họ toả khắp các vùng đó. Dân chúng và chư thiên trong vùng đều cảm nhận được năng lượng an lành của ba vị tu sĩ này cùng tu tập hoà hợp, an vui trong khu rừng Sừng Bò này. Do đó khi Đức Phật đến thăm, gặp người gác rừng là người trước đó không quen biết nhưng vì ba vị tôn giả này tu tập trong khu rừng đó tạo ra năng lượng rất an lành khiến cho người gác rừng cảm thấy rất thanh thản rất thoải mái và sanh tâm kính ngưỡng đã đem lại niềm tin cho người gác rừng. Người gác rừng này ông kể cho bạn bè và vợ con của ông nghe, vợ con của ông lại kể cho quyến thuộc của họ nghe và cuối cùng cả vùng đó biết được trong khu rừng Sừng Bò này có ba vị tôn giả tu tập rất tinh tấn, rất hoà hợp và năng lượng an lành của họ mọi người trong khu rừng đó cũng như trong làng đều có thể cảm nhận được và điều đó khiến cho Đức Phật rất hoan hỷ và chúng ta hãy nghe theo kinh văn:

– “Này các Anuruddha, như thế nào các ông sống hoà hợp hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau bằng cặp mắt thiện cảm.

– Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghe như sau: Thật lợi ích thay cho ta! Thật lợi ích thay cho ta! Khi được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng phạm hạnh này con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các vị Tôn giả này. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm”

Khi Đức Phật hỏi, làm sao mà các vị có thể sống với nhau được như nước với sữa thì các tôn giả đó đã trả lời, pháp hành của họ như thế nào , họ giao tiếp với nhau qua thân, khẩu, ý. Họ kết nối với nhau bằng thân, khẩu và ý trong sạch, đó là sự kết nối bằng Từ thân nghiệp (Mettakaya Karma). Mettakaya Karma là hành động về thân, xuất phát từ lòng từ bởi cử chỉ của họ đều có từ ái trong đó. Mettavaci Karma là từ khẩu nghiệp hay ái ngữ, và Mettamano Karma là ý từ, hay tâm từ. Mano là tâm ý, Vaci là lời nói, khẩu nghiệp và từ Kaya là thân, thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ. Tâm từ được thể hiện không chỉ trong tâm ý mà qua lời nói ái ngữ và qua hành động tử tế, và không chỉ phải có trước mặt mà cả sau lưng nữa. Có một số người trước mặt ra vẻ từ ái, dễ thương nhưng sau lưng thì không phải như vậy phải không? Sau lưng có thể hoàn toàn khác, làm như vậy có thể có sự hoà hợp được không? Không. 

Ngài A-Nậu-Đà-La nói với Đức Phật như thế nào: “Chúng con có từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp, từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng” Là khi trước mặt của vị đồng phạm hạnh hay là người bạn tu, mình nói lời tao nhã dễ thương bằng những hành động tử tế, quan tâm và có tâm từ ái với vị đó và khi không có vị đó. Cũng như vậy, cả ở những nơi public là những nơi có đông người cũng như ở những nơi thanh vắng không có ai cả, duy trì thân nghiệp, những hành động tử tế, những cử chỉ tao nhã, những lời nói ái ngữ, những lời nói đem đến hoà hợp mang lại sự tin tưởng yêu thương. Ý nghiệp là suy nghĩ tốt về nhau. Suy nghĩ thiện cảm về nhau, mong cầu những điều tốt đẹp đến cho nhau. Thì đó là pháp hành đem đến sự hoà hợp từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp và từ ý nghiệp, nhưng quan trọng hơn ở câu tiếp theo. 

Điều quan trọng hôm nay chúng ta nói là pháp đến pháp tu vô ngã. Vô ngã thể hiện như thế nào: “Chúng con nghĩ là thật là tốt đẹp thay. Thật may mắn thay chúng ta được sống với những người đồng phạm hạnh như thế này”. Đó là trân trọng sự có mặt của người bạn tu của mình. Khi chúng ta không trân trọng sự có mặt của người bạn tu của mình thì chúng ta sẽ không có được từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp và từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng. Chính cái trân trọng đó khiến cho chúng ta có được cử chỉ quan tâm, yêu thương, có được lời nói tao nhã, ấm áp yêu thương và có được những ý nghĩ tốt đẹp với nhau. Đó là trân trọng những gì mà mình đang có. 

Đôi khi chúng ta thấy sự có mặt của người bạn tu của mình, của huynh đệ của mình là một món quà mà ta thật sự trân trọng, có đúng như vậy không. Có bao giờ trong gia đình chúng ta thấy người chồng người vợ hay là con cái anh chị em của mình là một món quà phải không? Nếu như chúng ta thấy họ là một món quà thì chúng ta mới biết trân trọng yêu quí không để mất họ. Và bây giờ sau khi học bài kinh này Sư Cô thấy rất muốn quý vị về nhà mình hãy xem những thành viên khác trong gia đình là một món quà mà cuộc đời, hay ông trời đã ban tặng cho mình. Khi mình xem những thành viên khác trong gia đình mình là một món quà, mình sẽ trân trọng họ rất nhiều và khi mình trân trọng họ mình sẽ có từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp và từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng, quý vị có thể làm cho ngôi nhà của mình, gia đình của mình trở thành khu rừng Sừng Bò giống như ba vị tôn giả này đang tu tập ở đây, bằng cách như thế nào: Câu tiếp theo rất quan trọng để nói lên tinh thần sống vô ngã.

– “Bạch Thế Tôn, do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các vị Tôn giả này. Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những vị Tôn giả ấy….”. Có bao giờ chúng ta làm được những điều này chưa và những vị cùng tu với mình cùng một mái nhà không? Hãy từ bỏ tâm của mình để sống thuận theo tâm của người khác, đây chính là chìa khoá của sống vô ngã. Thường chúng ta đem cái ngã của mình trong ý kiến của mình, chúng ta coi ý kiến của mình là quan trọng nhất và thường chúng ta ép buộc người khác phải nghe ý kiến của mình mà không nghe ý kiến của người ta, làm như vậy là mình quy y theo bản ngã hay quy y theo pháp? Vừa rồi có nghe thầy Viên Minh thuyết pháp rồi phải không, mình đã quy y theo bản ngã hay quy y theo pháp. 

Khi mình học pháp và mình đem pháp vào trong đời sống của mình thì đó gọi là quy y pháp, còn khi mình chỉ lắng nghe bản ngã của mình, ý kiến của mình mà thôi và mình mong muốn mọi người phải chìu theo ý tưởng của mình ý kiến của mình, mong muốn mọi người phải sống theo ý kiến của mình thì đó là mình quy y bản ngã và khi mình quy y bản ngã  thì mình sẽ không có được sự hoà hợp với những người xung quanh mình. Còn khi mình quy y pháp, mọi người cùng sống thuận pháp và mọi người đều sẵn sàng từ bỏ ý kiến của mình để sống theo ý kiến của người khác , thì đời sống chung đó dễ dàng hơn rất nhiều. Cô nhớ là khi cô đi đến trú xứ này, mặc dù cô nhỏ hạ hơn ni cô trưởng nhưng cô lớn hạ hơn ni cô phó ở đây. Cô ni trưởng ở đây chỉ hơn cô 1 tuổi nhưng ni sư xuất gia trước cô 5 năm. Năm 19 tuổi cô đã bay sang Đại Hàn xuất gia rồi và cô đã ở Đại hàn mấy năm và sau đó cô sang ở Thái lan, sau khi ni cô về Mỹ và thành lập ni viện này. Ni cô phó là người tu trước sư cô nhưng xuất gia trễ hơn, ni cô phó lớn hơn sư cô 20 tuổi và xuất gia sau sư cô chỉ hai mươi mấy ngày thôi, tu thì tu trước nhưng xuất gia thì sau sư cô 23 ngày nhưng hàng ngày cô ni phó vẫn đảnh lễ vẫn hỏi thăm mặc dù cô là người quản chúng ở đây và cô ni trưởng là người có sức khoẻ không tốt cho nên cô ni phó hầu như đảm nhận hết mọi việc từ lớn đến nhỏ trong chùa cũng như là dạy chúng. 

Cô ấy rất cung kính mỗi khi dạy chúng, khi cần làm gì cổ đều chắp tay hỏi ý kiến sư cô trước, mặc dù sư cô chỉ là một vị khách ni ở đây. Hàng ngày sau khi tụng kinh lễ bái xong, sau khi lễ Phật xong cổ quay sang đảnh lễ sư cô và nói tất cả chúng hãy đảnh lễ sư cô dù sư cô nhỏ tuổi hơn cổ 20 tuổi và chỉ xuất gia trước cô 23 ngày. Khi cô làm điều đó và chính những gì cổ làm khiến sư cô cảm động vô cùng, khi sư cô thông báo sư cô sẽ sang California, cổ đích thân cùng với 2 vị ni khác đi ra sân bay San Francisco đón sư cô về chùa, dù cổ đã 71 tuổi rồi, cổ đi từ chùa đến sân bay San Francisco lái xe 2 tiếng đồng hồ. Và khi cổ làm tất cả những cái đó và sau mỗi thời tụng kinh, tại vì ở đây tụng kinh khác với người Việt nam, cho nên cổ dẫn chúng ở đây trên 10 năm rồi. lúc đó cô là người mới sang cho nên thời gian 1 tháng đầu cổ xin phép nói là cho con dẫn chúng vì ni sư mới đến, ni sư chưa quen, khi ni sư quen với cách tụng kinh ở đây rồi, con thỉnh ni cô hãy dẫn chúng và mỗi lần trước khi dẫn chúng cổ đều chắp tay xin phép. Những hành động như vậy rất khó trong đời này có được cho nên sư cô trân trọng, họ rất trân trọng sự có mặt của sư cô trong trú xứ của họ và sư cô cũng trân trọng sự có mặt của những người đồng phạm hạnh cao thượng này, sư cô có cảm giác đây chính là khu rừng Sừng Bò và ba vị tôn giả Anuruddha, Nandiya và Kimbila đang tu tập với nhau. Các sư cô đây không phải là 3 vị mà là 16 vị, đến từ 5 quốc tịch khác nhau, có 2 cô người Đại Hàn, 1 cô người Cambodia nhưng sinh ra ở Việt nam và sư cô là người Việt Nam và tất cả các cô khác là người Mỹ nhưng họ đều có các chủng tộc khác nhau. Người Mỹ đến từ Ireland, người Mỹ đến từ Anh, người Mỹ đến từ Bỉ, người Mỹ đến từ Đức…. nói chung đến từ nhiều nơi. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một đất nước đa chủng tộc cho nên trong chùa này cũng vậy, họ là người Mỹ da trắng nhưng họ có xuất xứ tiền thân của họ là những dân tộc khác nhau. Và 16 cô sống trong trú xứ bé nhỏ nghèo nàn vì các cô không giữ tiền, không nhận tiền mà chỉ đi khất thực để sống, cho nên trú xứ rất nghèo. Mặc dù vậy các cô trân trọng sự có mặt của nhau, sống theo pháp và theo luật, quy y pháp không quy y theo bản ngã và sẵn sàng từ bỏ ý kiến của mình, làm theo ý kiến của bạn mình. Chính điều đó tạo ra một trú xứ, tăng già hoà hoà hợp, an vui, nhìn nhau bằng ánh mắt từ ái, nghĩ về nhau những ý nghĩ trân trọng nhất và thể hiện với nhau những cử chỉ, những hành động yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng và không hề có sự cãi vả nào hết. 

Mỗi ngày các cô đều họp 30 phút vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong các cô đều họp với nhau để chia cắt đặt công việc, ở đây không có cắt đặt gì cả mà người nào sẽ xung phong làm việc gì trong chùa, người nào sẽ xung phong làm việc gì trong chùa và thông báo cho chúng biết hôm nay mình sẽ tự nguyện làm công việc đó trong chùa. Và sau khi cắt đặt như vậy rồi thì các cô sẽ đọc một bài kinh, cô ni phó sẽ đọc lên một bài kinh ở trong Atthakatha thuộc Sutta Nipata kinh tập và sau đó mọi người thảo luận về bài kinh ngắn đó trước khi mỗi người đi làm công việc của mình. Và 11 giờ cùng vào ăn trưa, mỗi tuần các cô chỉ sẽ khất thực 2 ngày thôi, là ngày thứ ba và ngày thứ sáu, sau khi giảng pháp xong sư cô sẽ cùng đi khất thực với ba sư cô nữa. 

Mỗi lần đi khất thực chỉ có 3 hay 4 sư cô thôi và nhìn nhau bằng ánh mắt hoàn toàn yêu thương, tâm từ là yêu thương vô điều kiện. Khi sư cô ở trong căn phòng của mình, sư cô cũng nghĩ về những vị đồng phạm hạnh khác với tâm hoan hỷ yêu thương, khi làm việc chung trong chúng cũng như vậy, khi tụng kinh, khi đi hành thiền, khi đi khất thực hay khi may vá hay giặt đồ hay dọn rửa, vv. Tất cả các hành động các cô không cần phải nói nhiều với nhau, trao đổi với nhau bằng ánh mắt, hiểu ý nhau là làm theo bằng ánh mắt mà không cần nói nhiều gì cả, các cô rất ít nói chuyện với nhau ngoài buổi họp chúng vào buổi sáng để cắt đặt công việc, để mỗi người xung phong làm một công việc gì đó và sau đó là nửa giờ thảo luận pháp nữa, hầu như các cô không nói. Vì sư cô là người lớn ở đây và người có học nhất cho nên mỗi tuần cô phải dạy các cô 2 buổi là buổi chiều thứ tư và chiều thứ bảy. Một giáo thọ sư sẽ hướng dẫn chúng học kinh điển/ thiền trong hai giờ. Chủ nhật có sinh hoạt với cộng đồng những người xung quanh chùa và những người lái xe đến cùng ngồi thiền, cùng đọc một bài kinh với các cô và cùng thảo luận  bài kinh đó. Thường trong các buổi thảo luận họ sẽ thỉnh ý của vị Ni lớn Hạ trước, và sau đó sẽ thảo luận với nhau. Khi những vị cư sĩ có những câu hỏi liên quan đến tu hành, liên quan đến pháp và luật, họ sẽ hỏi một vị Ni trưởng lão, vị đó có thể thỉnh ý vị lớn Hạ hơn trả lời trước, và sau đó sẽ lần lượt cùng thảo luận về một đề tài chung nào đó trong việc tu tập. Mỗi chủ nhật đều có những buổi như vậy. Mỗi tối thứ ba những người trong vùng họ cũng đến cùng sinh hoạt với các cô và sư cô hoặc sư cô phó sẽ giảng về các ba la mật, mỗi tối sẽ giảng về một ba la mật khác nhau. Giảng về những pháp hành trong Phật giáo để cho dân chúng trong vùng biết được trong Phật giáo có những pháp hành như vậy và các cô có cảm giác  mình là những cái thân khác của ngài A-Nậu- Đà-La, Nandiya và Kimbila cùng tu tập với nhau theo lý tưởng đó được thể hiện trong kinh khu rừng Sừng Bò này – đó là tu pháp vô ngã, quy y pháp chứ không quy y bản ngã, tôn trọng yêu thương lẫn nhau, phải từ bỏ ý kiến của mình để làm theo ý kiến của bạn mình, các bạn mình hay những người xung quanh mình. 

Trong một gia đình nếu quý vị biết từ bỏ ý kiến của mình để làm theo ý kiến của người bạn của mình thì gia đình đó có sự hoà hợp không, có bao giờ quý vị làm điều này với người bạn đời của mình chưa? Có thể khi đang yêu chúng ta làm điều đó rất dễ dàng phải không nhưng khi tình yêu và những cảm xúc cuốn hút đối với nhau không còn nữa hay giảm đi, chúng ta bắt người khác phải theo ý của mình. Khi chưa đi tu bản ngã sư cô rất lớn cho nên đừng đùa với những bản ngã khác sẵn sàng hơn thua. Khi biết tu Phật rồi, biết từ bỏ cái bản ngã đó từ từ, sự kiêu hãnh và khi xuống tóc để tu hành, khi Sư bà và người phụ tá của Sư bà cạo đầu cho sư cô, từng món tóc rớt xuống sư cô lấy chân giẫm lên nó và sư cô nói, với mỗi món tóc rớt xuống này con từ bỏ niềm kiêu hãnh của chính mình, từ bỏ cái bản ngã, kể từ nay con không xem ý kiến của mình là quan trọng nhất nữa. Trước đây con xem mình là người thông minh nhất , mọi người phải lắng nghe ý kiến của mình, còn bây giờ con sẽ từ bỏ những thứ đó. Cái nguyện là như vậy nhưng để làm được điều đó thật không dễ dàng gì cả. Nguyện là một chuyện còn hành theo cái nguyện đó lại là chuyện khác, phải mất khá nhiều thời gian để sư cô có thể từ bỏ ý kiến của mình, từ bỏ bản ngã của mình để sống thuận theo ý kiến của bản ngã của người khác.

Bây giờ quay lại với câu chuyện của ba người trong khu rừng Sừng Bò, “Chúng con nghĩ” đây là câu trả lời của ngài A-Nậu-Đà-La là như thế nào: “Thật may mắn cho ta” phải không “ Thật khéo lợi ích cho ta, ta được sống với các vị đồng phạm hạn như vậy” Đó là sự trân trọng sự có mặt của những người bạn tu của mình, và câu cuối là gì, “Chúng con nghĩ như sau: Ta phải từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những tôn giả này” Đây chính là chìa khoá của đời sống hoà hợp, thuộc đời sống vô ngã khi sống chung với nhau, và phương tiện để thực hành thể hiện sự vô ngã đó là gì,  từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp và từ ý nghiệp. Tâm ý thiện lành, lời nói lịch thiệp, cử chỉ từ tốn đoan trang, và quan tâm tử tế – đó là phương tiện để thể hiện đời sống vô ngã đó. 

Khi chúng ta trân trọng những người cùng có mặt với mình, từ cái trân trọng đó chúng ta sẽ có những hành động đáng yêu dễ thương với họ, những lời nói ngọt ngào trân trọng đối với họ, gọi là ái ngữ. Và có những ý nghĩ tốt đẹp, thiện lương về họ, đó chính là từ thân nghiệp, từ ý nghiệp, từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng. Và khi có một công việc cần giải quyết và có các ý tưởng khác nhau để giải quyết những công việc đó, không tranh luận hơn thua mà mỗi người sẵn sàng từ bỏ tư kiến tư dục của mình để làm theo ý muốn của người khác. 

Tư kiến Tư dục là gì? Tư kiến là cách nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó, tư dục là mong muốn của mình về một vấn đề nào đó sẽ được giải quyết như thế nào. Nếu như chúng ta có thể từ bỏ tư kiến và tư dục của mình thì đời sống chúng sẽ rất tuyệt vời. Nếu như chúng ta từ bỏ thì người bạn sống chung với chúng ta, cho dù người bạn đó là bạn cùng giường, bạn cùng nhà hay bạn cùng chùa đi nữa sẽ rất trân trọng điều đó, họ sẽ rất biết ơn điều đó, trân trọng và biết ơn. Chỉ những người vô học, những người phàm phu, những người mà có thể nói là không được giáo dục tốt mới lợi dụng cái điều đó thôi, còn bất cứ người nào được giáo dục tốt, có học (bahussuta), có nhận thức đàng hoàng (hiri & ottappa) thì sẽ luôn luôn trân trọng cái điều đó. Khi họ trân trọng rồi thì lần trước chúng ta từ bỏ ý kiến của mình thì lần sau họ sẽ từ bỏ ý kiến của họ để thuận theo ý của chúng ta, vậy là có vay có trả, có đi có lại. Đời sống chung như vậy sẽ rất tuyệt vời, đó chính là đời sống vô ngã mà chúng ta nói đến trong bài kinh ngày hôm nay. 

Và chúng ta hãy theo kinh văn để nghe tiếp theo. “Rồi tôn giả Nandiya, Kimbila nói với Thế Tôn như sau: Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy, Bạch Thế Tôn, do vậy đối với các vị đồng phạm hạnh này con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp trước mặt và sau lưng, Bạch Thế Tôn do vậy chúng con nghĩ như sau: Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của các tôn giả này, Bạch Thế Tôn con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những tôn giả ấy, bạch thế Tôn chúng con tuy khác thân nhưng cũng giống như các vị ấy đồng một tâm, Bạch Thế Tôn như vậy chúng con sống hoà hợp, hoan hỷ với nhau như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm”. Không phải chỉ có ngài A-Nậu-Đà-La mà ngài Nandiya và ngài Kimbila đều sống theo một lý tưởng như vậy và đã thực hành trọn vẹn cái lý tưởng sống của mình với nhau như vậy, họ làm thành một tập thể tu hành có thể nói là tuyệt vời nhất mà sư cô từng được biết đến trên thế gian này. Cũng chính những bài kinh như thế này đã khiến cho sư cô sau khi đọc kinh Phật, trước đó sư cô đọc rất nhiều sách cho đến khi sư cô đọc kinh Phật mới tuyên bố một câu xanh rờn nói là, “nếu biết kinh Phật sớm hơn ta sẽ không đọc bất kỳ cái gì khác ngoài kinh Phật”. Trước khi đến với kinh Phật sư cô đã đọc hết một núi sách khác rồi và đương nhiên nó chiếm hết khá nhiều bộ nhớ của mình rồi cho nên đến khi bắt đầu học kinh Phật sư cô phải làm một cái nguyện, đó là :‘ Xin cho con kể từ ngày hôm nay cho con quên hết chuyện thế gian, cho con quên hết những kiến thức thế gian mà trước đây con đã học, cho con từ nay bộ nhớ của con, bộ não của con, tâm tư của con, trí nhớ nghĩ về ghi nhớ chỉ chất chứa kinh Phật mà thôi và những lời Phật dạy mà thôi. Và sau khi nguyện như vậy sư cô học rất tốt, nhớ rất nhiều. Già và bệnh có thể làm cho trí nhớ giảm sút rất nhiều, nhưng cho dù trí nhớ giảm sút như vậy có những điều trong kinh sư cô không bao giờ quên, các pháp tu của Phật giáo sư cô không bao giờ quên. Những chuyện khác mình quên nhưng pháp của Phật mình không quên, nó đến từ lời nguyện của sư cô năm 28 tuổi, sư cô nguyện: “cho con có thể những chuyện khác con có thể quên được nhưng pháp Phật cho con không quên, cho con chỉ ghi nhớ pháp Phật mà thôi, cho con chỉ học và làm theo pháp Phật mà thôi kể từ đời này, kể từ ngày hôm nay, cho con dành cả cuộc đời này chỉ để ghi nhớ, học tập và làm theo lời Phật dạy’, thì đó chính là lần xuất gia thứ hai, lần xuất gia thứ nhất năm 24 tuổi và lần xuất gia thứ hai là xuất gia trong tâm ý, tâm ý xuất gia. Lần xuất gia thứ nhất mới chỉ là thân thể xuất gia mà thôi, gọi là Kaya viveka, thân thể xuất ly hay còn gọi là thân ẩn cư, Citta viveka là tâm ẩn cư. Thân xuất gia mà tâm chưa xuất gia thì có sống đời trọn vẹn được không? Không. Tâm xuất gia mà thân chưa xuất gia thì có sống đời trọn vẹn được không? Cũng không. Cả hai đều xuất gia thì mới trọn vẹn được, nhưng trong hai điều này điều nào là quan trọng nhất, thân xuất gia hay tâm xuất gia? Tâm xuất gia là quan trọng hơn cho dù thân chúng ta vẫn sống tại gia nhưng tâm của chúng ta xuất gia rồi và ẩn cư rồi thì phiền não không quấy nhiễu được chúng ta nữa, cho dù người sống chung quanh chúng ta tốt hay không tốt mà tâm của chúng ta ẩn cư rồi thì những hành động tốt hay không tốt của họ chỉ là nghiệp của họ và chúng ta không chia sẻ với cái nghiệp đó, còn khi chúng ta còn phàm phu thì chung quanh chúng ta ai làm nghiệp gì chúng ta chia sẻ với cái nghiệp đó, họ hung dữ chúng ta cũng hung dữ lại, khi họ nói nặng lời mình sẽ nói nặng lời hơn họ. 

Quay lại với câu chuyện, chúng ta có dám từ bỏ cái nghiệp của mình hay không. Nghiệp hay là những tập khí, những thói quen và những nhận thức của mình trước đây để hành động theo tâm ý của người khác hay không, tu là ở chỗ đó. Nếu chúng ta chưa từ bỏ được mà chấp vào tư kiến, tư dục của mình là vẫn hành động theo thói quen cố hữu của mình, hay là những tập khí những nghiệp cũ của mình, khi đó ta chưa có tu gì hết, thân xuất gia mà tâm chưa xuất gia, có thân ẩn cư mà tâm chưa ẩn cư. Tâm ẩn cư chính là tâm dám từ bỏ, tâm cho dù người ta tạo nghiệp nhưng ta không tạo nghiệp cùng với họ. Khi vợ hay chồng của mình nặng lời mà mình nặng lời lại thì mình đã tu chưa? Người phụ nữ thực sự vô ngã và biết hành hạnh vô ngã trong gia đình thì quả thật là rất tuyệt vời. Khi tương tác với những người khác mình có khả năng quên đi ý kiến tư kiến tư dục của mình để mà lắng nghe, để mà cảm nhận cái mong muốn của đối phương, của người khác, những người xung quanh mình như thế nào để hành động, nói năng và làm việc phù hợp với cái mong ước của họ chứ không phải là mong ước của mình, đó chính là từ bỏ được mong ước của mình, từ bỏ được cái bản ngã lớn nhất rồi đó, cái đó mới gọi là Citta viveka tâm ẩn cư, nhưng mà tâm ẩn cư như vậy mới là cách cư xử thôi, còn tâm ẩn cư trong thiền là như thế nào, chúng ta sẽ nghe tiếp trong bài kinh này:

“Lành thay! Lành thay này Anuruddha, này các Anuruddha, các ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không. Bạch Thế Tôn! Thật sự chúng con sống không phóng đạt, nhiệt tâm, tinh cần” Đây là tâm ẩn cư đây. “ Này các Anuruddha, các ông sống như thế nào là không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần? Ở đây, Bạch Thế Tôn, chúng con ai đi vào trong làng khất thực về trước thì người ấy sắp đặt chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rửa chân, đặt sẵn một bát để bỏ đồ dư, ai đi vào làng khất thực về sau thì người ấy ăn đồ thừa, nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loại côn trùng và người ấy xếp gọn chỗ ngồi, cất đi các nước uống, nước rửa chân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn, ai thấy ghè nước uống, ghè nước rửa chân hay ghè nước trong nhà cầu hết nước trống không thì người ấy sẽ lo liệu, nếu ai không làm nổi với sức bàn tay của mình, người ấy dùng tay ra hiệu cho người thứ hai, chúng ta hãy lo liệu nước. Do vậy, Bạch Thế Tôn, chúng con không vì vậy mà gây tiếng  động và đến ngày thứ năm, Bạch Thế Tôn,  suốt cả đêm chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vậy bạch Thế Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần” Nghe pháp hành của ba vị tôn giả này chưa? Có khâm phục không? Nếu như tất cả người tu làm được như thế này thì chúng ta có xây dựng được một cộng đồng an vui không? Toả ra năng lượng rất thiện lành, là mỗi người tự biết, tự làm công việc của mình, và khi công việc nào một mình mình làm không nổi thì hãy dùng ánh mắt để ra hiệu nhận sự giúp đỡ của người khác, không cần nói với nhau, họ chỉ cần nhìn là họ biết, và hai người sẽ cùng khiên cái ghè nước phải không, bỏ vào bồn cầu hay bỏ vào nơi nhà ăn cũng cần 1 ghè nước, chỗ rửa chân cũng cần 1 ghè nước, trong bồn cầu cũng cần 1 ghè nước, sắp đạt các chỗ và dọn dẹp quét dọn. Thức ăn cũng vậy, khi đi khất thực và thì giữ lại trong bát vừa đủ phần mình ăn thôi còn phần còn lại để ra cái bát dư để cho người khác nếu không khất thực được có thể lấy phần ăn đó nếu như họ muốn, nếu như họ không muốn thì luôn luôn có những người ăn tàn thực, vào thời xưa tàn thực là những người ăn xin đi theo các vị tỳ khưu họ sống quanh quẩn chung quanh chùa, đặc biệt các vị tỳ khưu được cúng dường rất nhiều, họ bỏ ra một cái bát dư đó, sau khi các vị tỳ khưu ăn trong bát của họ rồi những người ăn tàn thực sẽ đến những cái bát mà các vị tỳ khưu đã bỏ đồ dư ra đó, bỏ trước khi ăn, thì các đó có thể đến và lấy những thức ăn đó ra ăn. Bây giờ ở Miến Điện, ở Tích lan, ở Myanmar vẫn có những người như vậy, họ sống gần chùa, họ rất nghèo và họ không có đủ đồ ăn thì họ chờ cho chư tăng đi khất thực về, chư tăng sẽ giữ trong bát những gì họ đủ ăn trong bữa trưa đó, những gì mà họ không ăn tới hoặc trước khi ăn họ sẽ bỏ ra một cái mâm hay một cái bát riêng và những người đến sau có thể lấy thức ăn đó để ăn. Ở Thái Lan, Miến Điện và Tích Lan vẫn còn thực hành điều này, rất dễ thương phải không? Sư cô mong một ngày nào đó ở Việt Nam mình cũng làm được cái chuyện này, đi khất thực về và chỉ ăn đủ phần ăn của mình, phần còn lại để đó cho những người cùng tu tập trong chùa, họ không thích khất thực có thể đến lấy ăn. Ở Tích lan sư cô đã làm điều đó nhưng chưa thực hành ở Việt nam. Có một lần sư cô đi khất thực ở quanh Hồ Gươm, khi đó sư cô cùng với sư phụ năm 2006, sư cô cùng với sư phụ ra Hà Nội hoằng pháp. Lần đầu tiên theo sư phụ ra Hà Nội hoằng pháp và sáng hôm đó sư cô xin phép sư phụ đi khất thực và sư cô đã đi một vòng chung quanh Hồ Gươm, sư cô đi rất sớm, theo truyền thống đi khất thực thì đi khi mặt trời mới lên hoặc trước khi mặt trời mọc, ở Hà Nội sư cô cũng làm điều đó và biết nhận được điều gì không? Sư cô đi và người ta nói:

 – “sáng sớm tinh mơ mà ai đã nấu nướng gì, đã ai bán gì đâu mà đi xin vậy”.

Khi sư cô đi đến vòng cuối của Hồ Gươm thì có một người hiểu ý và đem tiền đến bỏ cho sư cô và sư cô nói:

– “dạ bần ni đi khất thực không nhận tiền chỉ nhận đồ ăn nấu rồi thôi.” –  và họ nhanh chóng đi đến một quán xôi gần đó, rồi họ đã mua một gói xôi bỏ vào bình bát của sư cô và ngày khất thực đầu tiên ở Hà Nôi sư cô chỉ nhận được một nắm xôi bắp, xôi nấu với ngô và sư cô về. Mặc dù thầy mình ở nhà, hoà thượng Viên Minh là một người rất nổi tiếng và thí chủ thỉnh thầy ra là một người việt kiều, cô là người Mỹ nhưng cô là chuyên viên cho một ngân hàng, khi đó cô được cử sang Việt Nam để sắp đặt một chi nhánh ngân hàng của Mỹ ở Việt nam, và ngân hàng ở Mỹ đã thuê cho cô một biệt thự rất đẹp bên Hồ Gươm cho cổ ở. Cổ và sư cô ở tầng thứ ba nhường cho Thầy tầng hai của căn biệt thự đó, tầng thứ nhất dùng cho người giúp việc. Dù người giúp việc đã chuẩn bị đồ ăn ở nhà rất tốt rồi nhưng sư cô vẫn đi khất thực, khi khất thực về sư cô nói với sư phụ, hôm nay chỉ khất thực được một nắm xôi bắp thôi nhưng con muốn chia sẻ nắm xôi bắp này cùng với sư phụ và hai thầy trò đã ăn cả những đồ của cô việt kiều đó cúng dường cũng như nắm xôi bắp mà sư cô đã khất thực dược đó. Buổi chiều tối hai thầy trò cùng với một số Phật tử nữa có đi dạo xung quanh Hồ Gươm và một số người chạy bộ chung quanh Hồ Gươm họ nhận ra sư cô chính là sư cô trẻ tuổi hồi sáng đi khất thực và họ nói:

– “ồ hồi sáng thấy sư nhưng lúc đó chưa ai nấu cả nên không cúng được bây giờ cúng cho sư đây.” Rồi họ chạy tới đưa tiền, sư cô nói:

– “Buổi chiều tăng ni không đi khất thực và cũng không nhận tiền ạ”.-  và họ hỏi vậy làm sao để cho ni đây, sư cô cho họ địa chỉ nói nếu quý vị muốn cúng dường thì có thể gửi đến chùa như vậy như vậy…để cúng dường, còn sau 12 giờ trưa thì chúng tôi không đi khất thực nữa và khi đi khất thực chúng tôi không có nhận tiền chỉ nhận hoa quả thức ăn đã nấu rồi mà thôi. Kể từ đó họ biết và sáng hôm sau nữa sư cô lại xin sư phụ cho con đi khất thực. Sáng buổi thứ hai sư cô đi khất thực thì có 3 người đến cúng dường và không ai nói là “sáng bắt mắt chưa ai nấu nướng gì đã đi xin rồi”! Có nghĩa là có sự tiến bộ hơn rất nhiều phải không, nhưng rất tiếc hai thầy trò chỉ ở đó mấy ngày rồi sau đó phải đi về lại chùa Bửu long nên sư cô không có dịp để đi khất thực những lần khác nữa. Đó là kinh nghiệm khất thực ở Hà Nội của sư cô và hy vọng một ngày nào đó trở lại Hà Nội mình có thể đi khất thực và có thể sống, có thể làm cho trú xá của mình giống như là khu rừng Sừng Bò vậy. 

Ở đó chúng ta có thể tu tập với các vị Phật tử đã từng học với sư cô bấy lâu nay và chúng ta có thể sống như các vị Anuruddha, các vị Kimbila, các vị Nandiyga, dám từ bỏ ý kiến của mình để làm theo ý kiến của những người chung quanh mình và chúng ta có thể làm việc một cách tương kính tương ái tôn trọng lẫn nhau, không cần nhiều lời mà chúng ta có thể hiểu nhau và làm việc một cách hoà hợp giống như các vị này phải không? Một ngày nào đó chúng ta có thể xây dựng được một tăng thân như vậy ở Hà Nội để cùng tu tập. Trong bài kinh này các vị Anuruddha nói thêm:

“Mặc dù vậy chúng con không gây ra tiếng động và đến ngày thứ năm chúng con suốt cả đêm ngồi luận bàn phật pháp, như vậy Bạch Thế Tôn, chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.”

 Chúng ta mỗi tuần có một tối nào đó để ngồi lại một đêm cùng tu tập và cùng đàm luận Phật pháp chưa? Một tuần các vị này dành ra một đêm để tu khi nói, đó là ngồi đàm luận Phật Pháp với nhau suốt đêm; đây là một hạnh tu đầu đà đó. Ở chùa Bửu Long của sư phụ của sư cô là thầy Viên Minh mỗi năm có hai tối như vậy, tối rằm tháng tư và tối rằm tháng mười, cả chùa và Phật tử trong chùa sẽ không ai ngủ hết, hai tối đó là tối đầu đà cả chùa sẽ cùng thức với nhau và cùng ngồi thiền và đàm luận Phật pháp với nhau. Ai muốn tham dự hãy vào chùa Bửu Long vào Rằm tháng Giêng và rằm tháng tư và đôi khi có rằm tháng mười nữa. Thường thì rằm tháng Giêng và tháng Tư (AL) là hai đêm mà chùa Bửu Long suốt mấy chục năm nay rồi từ khi thành lập chùa cho đến nay cũng gần 70 năm đều tổ chức tu hạnh đầu đà này. Hai đêm đó ở chùa Bửu Long không ai ngủ hết, mọi người sẽ cùng thức cùng tu và cùng đàm luận Phật Pháp với nhau. Vào dịp rằm tháng giêng và rằm tháng tư ai muốn tham dự hãy vào, không cần phải đăng ký trước có thể vào tham dự để tu tập. Đó là truyền thống rất đẹp. 

Còn các vị ở trong khu rừng Sừng Bò thì mỗi tối thứ năm, nghĩa là một tuần các vị dùng một đêm để cùng tu với nhau và cùng đàm luận phật pháp suốt đêm, đó chính là hạnh tinh cần tu tập của các vị đó, có tuyệt vời không, đạo tràng của các vị có làm được chuyện như vậy không, cho dù một tuần không làm được nhưng một năm có thể làm vài ba bữa được không? Một tháng làm một đêm đi, có thể giao nhiệm vụ cho một vị thiện nam tử nào đó và tổ chức một tháng vào đêm rằm. Tất cả mọi người cùng tu tập với nhau và đàm luận Phật Pháp chứ không có ngủ trong đêm đó, để tạo ra một đạo tràng có sức tu hành mà năng lượng an lành có thể lan tỏa đến cả thành phố. Hiện tại Hà Nội đang bị ô nhiễm rất nặng, là một trong những thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới, nếu như chúng ta lan toả những năng lượng an lành như vậy thì có thể thay đổi môi trường của Hà Nội đó. Hãy bắt đầu đi và nếu đủ duyên một ngày nào đó sư cô về Việt Nam trợ duyên cho quý vị, mỗi tháng chúng ta tổ chức một đêm, tu tập nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm tỉnh giác, không sao nhãng để cho không những Kaya viveka thân ẩn cư và tâm cũng ẩn cư (citta Viveka). 

Đi sâu hơn nữa vào chuyện tâm ẩn cư là như thế nào.

– “Lành thay!Lành thay này các Anuruddha. Này các Anuruddha, các ông sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần như vậy, các ông có chứng được pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, sao có thể không được! (Tuyệt vời không). Ở đây, bạch Thế Tôn lâu cho đến chúng con nguyện ly dục ly bất thiện, chứng vào trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy bạch thế Tôn đối với chúng con là pháp thượng nhân tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc thánh, chúng con chứng được và sống thoải mái an lạc, nhờ chúng chúng con sống an lạc nhiệt tâm tinh cần”.  

Ly dục ly bất thiện pháp, chứng thiền thứ nhất với tầm với tứ, đó chính là pháp thượng nhân. Đây là sơ thiền – pháp thượng nhân đầu tiên; còn sống hoà hợp  vẫn chưa phải là pháp thượng nhân. Người đời vẫn có thể sống hòa hợp như câu chuyện sư cô kể về người bác gái của mình phải không. Người đời vẫn có thể làm được những chuyện đó nhưng chứng pháp thượng nhân thì người đời không làm được, chỉ có người tu mới làm được. Người tu ở đây không phải hình thức xuất gia mà là người có tâm tu, gọi là Citta viveka. Đây chính là bước thứ nhất để có được Citta viveka, là tâm ẩn cư. Khi này tâm ẩn cư là gì, ẩn cư khỏi dục và bất thiện pháp, dục là cái mong muốn. Tâm ẩn cư khỏi dục và bất thiện pháp chứng vàothiền thứ nhất đó chính là pháp thượng nhân và các vị đó đã sống an ổn, an lành với pháp thượng nhân thứ nhất này một cách không khó khăn, rất dễ dàng, có thể trú trong thiền thứ nhất bao lâu mà các vị đó muốn.

 “Lành thay!Lành thay này các Anuruddha, các Anuruddha các ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an, sự an trú kia và chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh sống thoải mái an lạc không? 

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú vào thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia và làm cho khinh an, sự an trú kia chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc. 

– Lành thay!Lành thay này các Anuruddha, này các Anuruddha các ông có vượt qua sự an trú kia có làm cho khinh an sự an trú kia và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh sống thoải mái an lạc không? 

– Bạch Thế Tôn làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con hoan hỷ, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác (thân cảm giác được lạc thọ mà bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú), chứng và trú thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia và làm cho khinh an, sự an trú kia chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc.

– Lành thay!Lành thay này các Anuruddha, này các Anuruddha, các ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an, sự an trú kia và chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh sống thoải mái an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu và cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia và làm cho khinh an sự an trú kia chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc.- Lành thay!Lành thay này các Anuruddha, này các Anuruddha các ông có vượt qua sự an trú kia có làm cho khinh an sự an trú kia và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh sống thoải mái an lạc không?” 

Những đoạn kinh văn vừa rồi miêu tả tứ thiền hữu sắc, các vị này đã chứng lần lượt thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba và thiền thứ tư. Nhưng Đức Phật không dừng lại ở đó, hỏi các vị đó có chứng thêm những pháp thượng nhân khác cao quí hơn không và kinh văn tiếp tục nói về bốn pháp thiền vô sắc giới và các vị đó được chứng và trú vào, cái đó được gọi là pháp thượng nhân của các bậc thánh đệ tử.

Đây là những pháp cao thượng. Có chín pháp thượng nhân bao gồm 4 thiền hữu sắc, 4 thiền vô sắc và diệt thọ tưởng định là cái thứ 9. Làm một người tu hành nếu như không đạt được khi xả bỏ thân mạng này  và các vị đồng phạm hạnh hỏi là trong suốt đời sống tu hành có đạt được điều gì không và nói là mình không đạt được điều gì cả thì rất xấu hổ. còn nếu như mình đã đạt được cho dù 1 tầng trong 9 tầng của pháp thượng nhân này thì mình cũng không cảm thấy xấu hổ khi mình từ bỏ đời sống này.

Chín pháp thượng nhân theo lời của ngài Anuruddha trong kinh này là: 

“Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng không có tác ý đối với dị tưởng, chúng con nghĩ rằng hư không là vô biên, chứng và trú không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia và làm cho khinh an sự an trú kia chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc như trên. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt qua không vô biên xứ nghĩ rằng thức vô biên, chứng và trú thức vô biên xứ. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt qua thức vô biên xứ nghĩ rằng không có vật gì, chứng và trú vô sở hữu xứ. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt qua mọi vô xứ, chứng và trú phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt qua phi tưởng và phi phi tưởng xứ, chứng và trú diệt thọ tưởng định sau khi đã thấy, nhờ trí tuệ các lậu hoặc chúng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia và làm cho khinh an sự an trú kia chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, sống thoải mái an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào cao thượng hơn, thù thắng hơn được an trú này” 

Ở đây các pháp thượng nhân uttari manussa Dhamma là tứ thiền sắc giới, và tứ thiền vô sắc giới, và diệt thọ tưởng định. 8 thiền đầu tiên ngoại đạo có thể chứng được nhưng đến thiền thứ 9 diệt thọ tưởng định thì chỉ có trong Phật giáo mới có được, ngoại đạo không thể có được thiền thứ 9 này. Và thiền thứ 9 này không thể đạt được bởi phàm nhân mà chính những vị đắc ít nhất là quả thánh thứ ba rồi tức là trở thành Bất Lai rồi mới có thể đắc được pháp thượng nhân thứ 9 này. Phàm phu không đắc được pháp này, chỉ có quả thánh thứ ba và quả thánh thứ tư và Đức Phật mới đắc được pháp thứ 9 này là diệt thọ tưởng định. Cả 9 pháp thượng nhân này, các vị Anuruddha, Nandiyga và Kimbila đều đã đạt được và an trú và các lậu hoặc của họ đã đoạn tân rồi, cho đến cuối bài kinh chúng ta mới biết được các vị này là những bậc thánh, trước đó chúng ta nghĩ họ là những người tu hành bình thường. 

– “Lành thay!Lành thay này các Anuruddha, ngoài các lạc trú này không có một lạc trú nào cao thượng hơn thù thắng hơn”. 

Thế Tôn thuyết pháp cho tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiya và tôn giả Kimbila. Vị thầy vĩ đại này đã khích lệ làm cho hoan hỷ làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi dứng dậy ra về. Tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiya và tôn giả Kimbila sau khi tiễn đưa Đức Thế Tôn. Khi trở về tôn giả Nandiya, tôn giả Kimbila nói với tôn giả Anuruddha:

– Chúng tôi không bao giờ nói với tôn giả Anuruddha như sau: Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này và nhờ vậy tôn giả Anuruddha trước mặt Thế Tôn đã nêu các quả chứng cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.

– Chư tôn giả không nói với tôi như sau: Chúng tôi là người đã chứng và trú quả này quả này nhưng với tâm của tôi tôi đã biết được tâm của các tôn giả, như tôn giả này là người đã chứng quả này và an trú quả này, an trú quả này và chư thiên nói với tôi điều này, chư tôn giả này đã chứng và an trú quả này, an trú quả này. Chính nhờ phương tiện này, các câu nói này mà khi đức Thế Tôn hỏi tôi đã trả lời và Digha Parajana, Trường Quỷ dạ xoa đi đến Thế Tôn. Sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên, sau khi đứng một bên trường quỷ dạ xoa bạch Thế Tôn: 

– Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay dân chúng Vajji, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajja. Vị Thế Tôn, bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác ở đây và cả ba thiện nam tử tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiyga và tôn giả Kimbila cũng vậy, sau khi nghe tiếng của Ðịa thần, bốn Thiên vương… (như trên)… cõi trời Ba mươi ba… Dạ-ma thiên… Ðâu-suất-đà thiên… Hóa lạc thiên… Tha hóa tự tại thiên… Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe “Chư hành giả thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji .Vị Thế tôn, bậc A La Hán bậc chánh đẳng giác ở đây và cả ba thiện nam tử tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiya và tôn giả Kimbila cũng vậy, sau khi nghe tiếng của các địa thần, bốn thiên vương cõi trời 33, cõi trời Dạ ma, cõi trời Đâu Suất Đà, cõi trời Hoá Lạc Thiên, Tha Hoá Tự Tại Thiên, Phạm Chúng được nghe tiếng động này. Thông điệp này chư hiền giả thật lợi ích thay cho dân chúng……thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Bạt Kỳ.

– Bạch Thế Tôn, bậc A La Hán chánh đẳng giác ở đây và cả ba thiện nam tử tôn giả Anuruddha, tôn giả Nandiyga và tôn giả Kimbila cũng vậy. Như vậy trong giờ phút này, trong sát na này, các tôn giả ấy được biết cho đến phạm thiên. 

Nhờ có tu hành chân chính, dân chúng và mọi chúng sanh đều được lợi ích phải không? Chư thiên hoan hỷ và chư thiên đã báo truyền cho nhau từ cõi trời này đến cõi trời khác. Tại sao ngài Anuruddha hai vị kia không thông báo mà ngài vẫn biết, tâm của các vị đó, vì sao? Ngài có tha tâm thông, tôn giả Anuruddha là một vị đại đệ tử trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật; người có hạnh đệ nhất về thiên nhãn thông, có thể thấy, có thể nghe được tiếng và các cảnh giới khác. Bất cứ ở đâu ngài đến và ngài ở, chư thiên ở vùng đó cho đến cõi trời phạm thiên đều hộ độ ngài. Không phải chỉ khi ngài xuất gia tu thiền chứng quả rồi ngài được như vậy mà ngay cả khi ngài còn là một đứa bé phải không, có nhớ câu chuyện “bánh không có” không? Bánh không có đó là bánh của chư thiên vì ngài đã từng ở trên cõi trời trước khi xuống trái đất này, ngài đã 500 kiếp làm vua cõi trời. Cho nên bất cứ nơi nào ngài ở, bất cứ nơi nào ngài tu tập chư thiên đều hộ độ và dân chúng được lợi ích. Đó là điều tuyệt vời nhất mà hôm nay chúng ta được học, các vị đó không cần nói với nhau. Người đắc quả thánh rồi có thể biết được người khác có đắc hay không, người chưa đắc thì sẽ không biết, người đắc rồi thì sẽ biết. 

– Sự việc là như vậy, này Digha – trường quỹ thiên. Nếu gia đình nào suy tư về ba thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ thì gia đình ấy sẽ được an lạc hạnh phúc lâu dài. Này Trường Quỹ Thiên, nếu bà coi quyến thuộc và gia đình  mà ba thiện nam tử này xuất gia và từ bỏ gia đình sống không gia đình nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc hạnh phúc lâu dài. Này Trường Quỹ Thiên, nếu làng nào, nếu xã ấp nào, nếu thành phố nào, nếu quốc độ nào, nếu tất cả sát-đế-lỵ, nếu tất cả bà la môn, nếu tất cả Sát -đế- lỵ, nếu tất cả Bà-la-môn, tất cả Phệ-xá,… Này trường quỹ thiên, nếu thế giới với chư thiên, ác ma với phạm thiên với chúng sanh, bà la môn, chư thiên và loài người nhớ đến ba tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ  thì thế giới với các chư thiên, ác ma với phạm thiên với  chúng sa môn, bà la môn, chư thiên và loài người sẽ được an lạc hạnh phúc lâu dài. Này trường quỹ thiên, hãy xem ba thiện nam tử này sống như thế nào, vì hạnh phúc cho chúng sanh vì an lạc cho chúng sanh vì lòng thương tưởng cho đời vì hạnh phúc vì an lạc cho chư thiên và nhân loại.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy, trường quỹ xoa xoa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy 

Bài kinh kết thúc đẹp không? Bây giờ chúng ta biết nếu gia đình nào, nếu cộng đồng nào, nếu quốc gia nào thường nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm hoan hỷ với những gì họ đã thực hành, những gì họ đã tu với nhau thì gia đình đó cộng đồng đó quốc gia đó sẽ  được lợi ích an lạc lâu dài. Kể từ ngày hôm nay, mỗi ngày  phải niệm về ba tôn giả này và hạnh nguyện của họ, đó là niệm tăng cho quý vị.

Sư cô kết thúc thời pháp ở đây ngày hôm nay. Rất tiếc chúng ta chỉ còn 4 phút nữa mà hôm nay sư cô  lại phải đi khất thực cùng với quý cô ở đây cho nên chúng ta sẽ kết thúc thời pháp ở đây. Hôm nay nếu có câu hỏi, thời pháp sau sư cô sẽ trả lời. Thời pháp sau sư cô sẽ dành riêng cho những câu trả lời liên quan đến bài pháp mà chúng ta cùng học ngày hôm nay. Bây giờ chúng ta cùng chắp tay hướng tâm hồi hướng phước báu với việc giảng pháp, nghe pháp, học kinh Phật hôm nay, học hạnh vô ngã của ngày hôm nay đến cho những thân nhân của chúng ta, nhất là cha mẹ hiện tiền, cha mẹ đã quá vãng cho đến những thân nhân, thân bằng quyến thuộc cho đến những đàn-na tín thí cho đến thầy tổ cho đến các cõi chư thiên trong mười muôn thế giới, xin các vị đó hoan hỷ với phước báu mà chúng con đã làm. Nhờ tâm hoan hỷ đó, các vị đó có được hạnh phúc, có được an lạc, có được lợi ích lâu dài. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni phật.

Active hours

7 -11 am và 14-21 pm giờ Việt Nam

Contact Us

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc

Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam

Dhammaduta © 2024. All Rights Reserved.