Trong sáu pháp quán niệm, có một đề mục gọi là Niệm Thiên (devanussati), tức là nhớ nghĩ – soi chiếu vào những phẩm chất hay những phước báu của các hàng chư thiên (celestrial realms). Đây là một trong những đề mục thiền khiến cho tâm hoan hỷ, an tịnh và thăng bằng.
Khi vua của tộc Thích Ca là Mahānāma (AN. 11. 2. 11) đến hỏi đức Thế Tôn một người cư sĩ thuần thục nên thực hành những pháp nào để thường có an vui hạnh phúc cho đời này và cho đời sau, đức Phật đã dạy sáu pháp quán tưởng (anussati) là Niệm Phật[i], Niệm Pháp[ii], Niệm Tăng[iii], Niệm Giới[iv], Niệm Thí[v] và Niệm Thiên[vi].
Khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng những phẩm chất thiện lành trong mỗi người và trong vũ trụ.
Đây là những đề mục thiền khiến tâm hoan hỷ, tự tin, hài lòng với bản thân, khích lệ những phẩm chất tốt đẹp trong mình, khiến tâm hồn rộng mở để tiếp nhận những điều mới lạ và tốt đẹp, có cái nhìn tích cực về thế giới quanh mình, và tiếp năng lượng cho cuộc sống tiến bộ, thiện lành hơn.
Niệm Thiên, theo kinh văn, là: “Có chư thiên ở cõii trời Tứ Đại Thiên vương, chư thiên ở cõi trời Ba Mươi Ba, chư thiên ở cõi trời Dạ ma, chư thiên ở cõi trời Hoan Hỷ (Đâu Suất Đà), chư thiên ưa thích sáng tạo ở cõi trời Hóa Tự Tại, chư thiên ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, có các vị ở cõi Phạm Chúng thiên (Gods of Brahmā’s Host) và các vị thiên thần ở các cảnh giưới cao hơn đó nữa. Khi những chư thiên đó mệnh chung ở đây, họ đã tái sinh vào những thế giới tốt đẹp đó vì họ có Đức Tin (saddhā), Đạo đức (sīlaṃ), có nghe – học nhiều (sutaṃ), sống rộng lượng (Xả Thí – cāgo), và họ có trí tuệ (paññā).
Ta cũng có những phẩm chất tốt đẹp đó là Tín, Giới, có hiểu biết, sống rộng lượng, và có trí tuệ. Đây là những giá trị tinh thần mà không có một thế lực nào có thể cướp đi. Khi suy tư như vậy về những điều thiện lành trong chính nhân cách mình và những phước báu nơi chư thiên, tâm của họ không bị tham, sân, si và các năng lực bất thiện chi phối. Khi tâm nhẹ nhàng, an tịnh nhờ Niệm Thiên, tâm vui thích trong ý nghĩa và học tập – đây là niềm vui thanh lương liên hệ đến giáo lý Phật đà. Khi có niềm vui, hân hoan sinh khởi; khi có hân hoan, cơ thể trở nên an tịnh. Khi thân tâm an tịnh, họ cảm giác lạc thú. Khi thân thọ lạc mãnh liệt như vậy, tâm đi vào trạng thái định tĩnh (samādhi).
Đây được gọi là vị thánh đệ tử sống thăng bằng giữa những người mất thăng bằng; sống An Lành giữa những người bị nhiễu loạn. Họ đã vào dòng đạo lý và phát triển các phẩm chất tốt đẹp nhờ niệm thiên. Ngươi nên phát triển pháp thiền Niệm Thiên này khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ở nhà với con cháu.
Furthermore, you should recollect the deities: ‘There are the Gods of the Four Great Kings, the Gods of the Thirty-Three, the Gods of Yama, the Joyful Gods, the Gods Who Love to Create, the Gods Who Control the Creations of Others, the Gods of Brahmā’s Host, and gods even higher than these. When those deities passed away from here, they were reborn there because of their faith, ethics, learning, generosity, and wisdom. I, too, have the same kind of faith, ethics, learning, generosity, and wisdom.’ When a noble disciple recollects the faith, ethics, learning, generosity, and wisdom of both themselves and the deities their mind is not full of greed, hate, and delusion. At that time their mind is unswerving, based on the deities. A noble disciple whose mind is unswerving finds joy in the meaning and the teaching, and finds joy connected with the teaching. When they’re joyful, rapture springs up. When the mind is full of rapture, the body becomes tranquil. When the body is tranquil, they feel bliss. And when they’re blissful, the mind becomes immersed in samādhi. This is called a noble disciple who lives in balance among people who are unbalanced, and lives untroubled among people who are troubled. They’ve entered the stream of the teaching and developed the recollection of the deities.”
(Aṅguttara nikāya 11/ 2. Anussativagga. Paṭhamamahānāmasutta)
You should develop this recollection of the deities while walking, standing, sitting, lying down, while working, and while at home with your children.” (AN. 11. 2. Recollection, 12. With Mahānāma (2nd)
[i] Tathāgataṃ anussareyyāsi: ‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti
[ii] Dhammaṃ anussareyyāsi: ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti.
[iii] Saṅghaṃ anussareyyāsi: ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā, esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti.
[iv] attano sīlāni anussareyyāsi akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikāni.
[v] Cāgaṃ anussareyyāsi: ‘lābhā vata me, suladdhaṃ vata me, yohaṃ maccheramalapariyuṭṭhitāya pajāya vigatamalamaccherena cetasā agāraṃ ajjhāvasāmi muttacāgo payatapāṇi vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato’ti.
[vi] Devatā anussareyyāsi: ‘santi devā cātumahārājikā, santi devā tāvatiṃsā, santi devā yāmā, santi devā tusitā, santi devā nimmānaratino, santi devā paranimmitavasavattino, santi devā brahmakāyikā, santi devā tatuttari. Yathārūpāya saddhāya samannāgatā tā devatā ito cutā tatthūpapannā, mayhampi tathārūpā saddhā saṃvijjati. Yathārūpena sīlena samannāgatā tā devatā ito cutā tatthūpapannā, mayhampi tathārūpaṃ sīlaṃ saṃvijjati. Yathārūpena sutena samannāgatā tā devatā ito cutā tatthūpapannā, mayhampi tathārūpaṃ sutaṃ saṃvijjati. Yathārūpena cāgena samannāgatā tā devatā ito cutā tatthūpapannā, mayhampi tathārūpo cāgo saṃvijjati. Yathārūpāya paññāya samannāgatā tā devatā ito cutā tatthūpapannā, mayhampi tathārūpā paññā saṃvijjatī’ti.