Đức Phật: Cuộc đời và Giáo Pháp
Tìm Hiểu về Đạo Phật cho người mới học Phật
TKN Pháp hỷ – Ayya Dhammananda dịch và biên soạn 2012-2023
Đạo Phật là một triết lý sống và được thực hành ở Ấn độ từ 2560 năm trước, bắt đầu từ sự kiện một ẩn sĩ có tên Gotama giác ngộ dưới cây Bồ Đề sau những năm tu hành khổ hạnh cùng các Sa môn khác. Nơi Đức Phật giác ngộ nay được gọi là bồ Đề Đạo tràng (Budgaya). Sau khi đại giác ngộ, Đức Phật đã an vui quả giải thaots dưới cội bồ đề bảy tuần. Sau đó ngài được một vị Đại phạm thiên thỉnh mời thuyết pháp vì lòng bi mẫn với thế gian. Sau những lưỡng lự ban đầu, Đức Phật đã quyết định thuyết giảng giáo pháp đến những người bạn đồng tu trước đây. Khi hướng tâm đến các đại sa môn đã từng là thầy mình trên hành trình tìm đạo, ngài thấy họ không còn trên thế gian nữa. Cảm thấy tiếc cho họ đã bỏ lỡ mất một cơ hội triệu năm có một. ngài lại hướng tâm đến các vị bạn đạo cùng tu hành khổ hạnh với ngài ở vườn Nai – tp Ba la nại (Isipitana migadaye). Bằng trí tuệ thông suốt tâm thức của người khác, phật thấy là họ có những khả năng để tiếp thu phương cách tu hành mới dưới sự hướng dẫn của ngài.
Đức Phật đã đi về hướng Baranasi (Sanath), đến vườn nai và thuyết pháp cho năm vị tu khổ hạnh là ngài Kiều trần như Kodanno, Vapsa, Mahanama, Assaji . Sau ba tháng tu học với ngài, họ đã trở thành các vị A la hán đệ tử đầu tiên của Đức Phật. ngài tiếp tục háo độ những người khác, trogn đó có Yassa – con trai của một gia đình danh giá trong vùng và 30 người bạn của người này.
Sau đó ngài đi về hướng Gaya và độ cho 1000 vị tu sĩ thờ thần lửa bắt đầu với Đại Ca diếp.
Như vậy chỉ trong vòng độ một năm sau khi giác ngộ, Đức Phật đã có hàng ngàn người đi theo học hỏi và thực hành đời sống dưới sự hướng dẫn của ngài.
Các đệ tử của Phật được chia làm bốn nhóm: 1.Tỳ khưu là những vị nam xuất gia, 2. Tỳ khưu ni là những người phụ nữ xuất gia và 3. nam cư sĩ & 4. nữ cư sĩ là những người đã tuyên bố quy y theo Phật (Buddha) Pháp (Dhamma) Tăng (Sangha) Tam bảo (tisarana) và giữ gìn 5 giới cấm.
Có điều gì đặc biệt trong Đạo Phật mà khiến cho người ta từ bỏ niềm tin và cách sống cũ để đi theo một trào lưu mới? Trong bài thuyết giảng đầu tiên cho 5 vị Kiều Trần Như, Đức phật đã tuyên bố con đường Trung Đạo tránh hai cực đoan là ép xác khổ hạnh và thụ hưởng dục lạc vô độ – vốn là những pháp thực hành phổ biến đương thời. Con đường mà ngài chỉ ra được gọi là “con đường cổ xưa được phát hiện lại” như vậy ngài là người phát hiện ra con đường đã từng đi bởi các đại ẩn sĩ thời quá khứ. Theo một cách nói khác, ngài gọi nó là con đường Bát Chánh Đạo. Bắt đầu từ chánh kiến, chánh tư duy ,..
Đạo Phật là một cách sống, một con đường chuyển hoá thông qua giáo dục. Phong cách sống của Đạo Phật được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết và thông cảm, hay nói cách khác, đó là đạo của từ bi và trí tuệ. Đức Phật – người sáng lập ra Đạo Phật là một bậc giác ngộ và ngài giúp người khác hiểu rõ về chính mình và bản chất của đời sống qua sự suy nghiệm và học hỏi. Đạo phật cũng được gọi là Đạo Giác Ngộ – ý nghĩa này xuất phát từ chữ BUDDHA trong tiếng Phạn có nghĩa là “Người giác ngộ”, hay người sống Tỉnh Thức (Buddh) trong mọi sát na.
- Vậy giác ngộ cái gì?
- Làm sao để giác ngộ?
- Và tại sao con người lại phải giác ngộ?
Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nói về vấn đề này.
Trong tiếng Phạn, giác ngộ là Bodhi – tiếng Việt hay dịch âm là Bồ -đề. Khi làm một việc gì đó tốt đẹp và lớn lao vì lợi ích và hạnh phúc cho người khác, chúng ta nói đó là phát Tâm Bồ đề (Bodhi-citta). Vậy giác ngộ bắt đầu từ một cái tâm biết nghĩ và thấy xa rộng hơn là bị chi phối hoàn toàn bởi các nhu cầu mang tính bản năng.
Trước khi giác ngộ, người ta được hướng dẫn để tin vào nhân quả: gieo nhân nào thì gặt quả đó. Nhân ác thì cho quả khổ, nhân thiện thì cho quả lành và an vui. Từ niềm tin đến thấy biết tiến trình nhân quả trong các hành động (ba nghiệp). Khi thấy được tiến trình rồi, người ta sẽ thận trọng hơn trong các hành động thân khẩu ý của mình để tránh gây nghiệp.
Thứ nhất Đạo Phật đặt ra những giới hạn cho hành động của con người để họ tránh được việc gieo ác nghiệp, không làm các hành động bất thiện khiến mình và người gặp khổ đau bất mãn trong đời sống. Sabbe pāpassa akārānaṃ – chư ác mạc tác – đừng làm tất cả các điều ác. Điều này được thực hiện qua việc người mới quy y Phật xin nguyện giữ năm giới cấm, và lấy năm điều răn đó làm căn bản đạo đức trọn đời.
Thứ hai Đạo Phật khuyến khích người ta làm thiện, tích đức và tu thân: Kusalassa Upasampada – hãy thành tựu những thiện nghiệp là lời khuyên của chư Phật. Thập thiện hay 10 hành động để tạo công đức được ca ngợi trong các bài thuyết giảng về giáo lý Nhà Phật. Bao gồm 1. bố thí, hay cho đi một cách không vị lợi; 2. Ái ngữ -lời nói ôn hòa dễ nghe, đem lại lợi ích cho người; 3. Đời sống đức hạnh; 4. Phục vụ; 5. Công bằng; 6. Hoan hỷ khi người khác làm điều thiện;7. nghe pháp và học hỏi không ngừng; 8. Chia sẻ pháp; 9. có chánh kiến; 10 . không tham lam vô độ.
Thứ ba là thanh tịnh tâm ý (Sacitta pariyodapanam). Tức là đừng để cho tham sân si, mạn nghi, tà kiến, ganh tỵ, bỏn xẻn, nghi ngờ, chán nản, vv làm cho tâm hồn ngập ngụa trong rác và ướt sũng trong bùn lầy.
Tuy nhiên, khi đã chín chắn và trưởng thành, người ta sẽ giác ngộ ra rằng cuộc đời là vô thường. cho dù mình cố gắng sống tốt như thế nào thì cũng có nhiều khi cuộc đời bất như ý. Cho dù con người có không ngoan và giỏi tính toán đến đâu thì nhiều khi vẫn gặp thất bại và khổ đau. Họ bắt đầu giác ngộ ra đời vốn vậy, không chiều theo ý ai và khổ đau là điều không thể tránh được.
Đức Phật là một vĩ nhân
Đức Phật là một vĩ nhân có một không hai đã sinh ra trong thế giới này. Ngài sống giữa đời thường như chúng ta, nhưng có sự khác biệt là ngài không bị ô nhiễm bởi những khiếm khuyết của con người. Nhân cách của một vị Phật đã được phát triển tới mức hoàn hảo nhờ sự trau dồi trí tuệ đồng thời với sự phát triển tâm từ bi. Nhờ những phẩm chất đó, phật là bậc được tôn kính và ngưỡng mộ bởi rất nhiều người. Vào thời Phật còn sống, rất nhiều những bậc vua chúa hùng mạnh đã đảnh lễ dưới chân ngài. Đã từng có những hoàng tử, quí tộc và thương gia giàu có cúng dường đất đai và xây dựng chùa chiền, tịnh thất cúng dường Đức Phật và các hàng đệ tử xuất gia của ngài. Ngày nay các hàng tín đồ Phật tử khắp nơi vẫn cùng nhau hỗ trợ và làm phước như xây dựng chùa, hộ độ chư Tăng- Ni tu học trong chánh pháp.
- Bức tranh trên cho chúng ta thấy cách chào hỏi cung kính trong Phật giáo. Hai tay nên chấp lại như búp sen, rồi quì xuống trước Tượng Phật hay các vị Tăng hay Ni khả kính. Khi những người phật tử gặp nhau, họ cũng chắp tay vái chào với một phong cách vừa lịch sự, vừa cung kính, vừa thân thương. Đây là một nét đẹp của văn hoá Phật giáo.
Giáo pháp của Đức Phật
Giáo pháp (Dhamma) mà Đức Phật đã chỉ dạy chỉ xoay quanh vấn đề của cuộc đời và cách giải quyết những vấn nạn của đời người. Thuật ngữ tôn giáo gọi đó là Tứ Diệu Đế – hay Bốn Sự Thật Trong Đời Sống. Tại sao lại gọi là Sự thật? Vì đó là những gì chúng ta có thể kinh ngiệm được trong cuộc sống. Bốn sự thật đó là:
- Không thoả mãn (dukkha), đây là một kinh nghiệm chung và phổ biến mà người ta cần nhận ra.
- Nguyên nhân của sự không thoả mãn này là tham đắm và dính mắc (Samudaya).
- Sự chấm dứt của bất toại nguyện (Niroddha), phúc lạc cao thượng (Nibbāna paramaṃ sukhaṃ) của sự giải thoát khỏi những ràng buộc và khổ đau do chấp thủ.
- Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau và phúc lạc tối thượng bao gồm tám yếu tố thường gọi là Bát Chánh Đạo (Magga or Majjhima paṭipada).
Lần đầu tiên Đức Phật thuyết giảng Giáo Pháp (Dhamma) cho 5 người bạn cũ đã từng thực hành phép tu khổ hạnh với ngài ở Vườn nai tại thành phố Ba la nại (Baranasi) thuộc Đông bắc Ấn độ hơn 2500 trước. Bài pháp đầu tiên xoay quanh vấn đề pháp hành và các chấp thủ vào một số xu hướng thịnh hành. Đức phật đã tuyên thuyết về con đường Trung Đạo (Majjhima paṭipada) là tránh hai cực đoan khổ hạnh ép xác và thụ hưởng vật chất vô độ. Triết lý đằng sau hai pháp hành cực đoan này là những niềm tin vào thường kiến – cho rằng có một linh hồn hay bản ngã trường cửu, không thay đổi bị giam nhốt trong cơ thể này; và đoạn kiến – cho rằng cuộc sống này chỉ có các giá trị vật chất, khi cơ thể chết đi thì tất cả chấm dứt. Khi cố chấp vào thường kiến và cho rằng phải hành hạ, bỏ đói và coi thường cơ thể thì mới giải phóng linh hồn ra khỏi nó – người ta thực hành khổ hạnh ép xác vì tin rằng chỉ có làm như vậy mới có thể giác ngộ giải thoát. Đối ngược với niềm tin này là chủ nghĩa vật chất hưởng thụ vô độ – và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được hưởng thụ mà không cần biết đến hậu quả của nó – vì cho rằng chết là hết – không hưởng thụ bây giờ thì đến bao giờ!
Mặc dù Giáo Pháp đã được giảng truyền từ hơn 2500 năm trước nhưng không vì vậy mà chúng già cỗi hay lỗi thời. Chính vì vậy chúng được gọi là Chân Lí, những sự thật không bị chi phối bởi thời gian và không gian. Suốt hơn 45 năm sau khi giác ngộ và giải thoát, Đức Phật đã không mệt mỏi đi khắp xứ Bắc Ấn để đem ánh sáng giác ngộ đến cho mọi người, không phân biệt giai cấp, địa vị hay giàu nghèo. Cuộc đời ngài là một tấm gương tiêu biểu nhất của hạnh nguyện đại từ bi (mahā karuna).
Xã hội Phật giáo
Đạo Phật đã có mặt trên thế gian này hơn 2500 năm. Không chỉ giới hạn ở Ấn độ, nơi đầu tiên Đạo Phật đã ra đời và phát triển, ngày nay Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn nhất , có tín đồ khắp nơi trên thế giới. Những người ngưỡng mộ Đức Phật và Giáo pháp của ngài nguyện thực hành theo giáo pháp này theo khả năng của mình. Họ là những Phật tử, những người giữ 5 điều răn và tìm về nương tựa nơi Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng. Họ cũng là những người xuất gia (Tăng – Ni), những người hành trì theo giáo pháp một cách nghiêm túc và rốt ráo hơn hàng cư sĩ tại gia. Người xuất gia chân chính thì chỉ có một hạnh nguyên duy nhất là tự độ và độ tha, nghĩa là học hỏi và tu tập theo giáo pháp của Đức Phật để tự mình giác ngộ giải thoát và giúp đỡ, giảng dạy giáo pháp đó đến những người khác khiến họ cũng được giảm thiểu những khổ đau và bức bách trong đời sống.
Tam qui Tam Bảo là: (1) Qui y Phật là Bậc giác ngộ (Buddha), nguời luôn luôn sống tỉnh thức.; (2) Qui y Pháp (Dhamma) là những lời dạy của Đức Phật nhằm đưa đến sự an toàn và hạnh phúc lâu dài cho chúng ta; (3) Qui y tăng (Sangha), đoàn thể cúa những người đã giác ngộ về những chân lý trong cuộc sống và biết cách sống hoà hợp.
Năm giới cấm của người phật tử giúp cho họ sống một đời sống an toàn và không lo sợ. Chúng bao gồm:
- Không sát sanh,
- Không trộm cắp,
- Không tà dâm,
- không nói dối,
- Không uống rượu và lạm dụng các chất gây kích thích.
Trong xã hội Phật giáo, hàng cư sĩ tại gia hay phật tử thường hộ độ cúng dường đến hàng xuất gia là những người đã từ bỏ gia đình để tìm cầu giải thoát vì những người này không làm việc kinh doanh để sinh lợi như hang tại gia.
Bố thí cúng dường là một thiện pháp trong 10 thiện pháp mà người phật tử nên tinh tấn thọ trì. Cúng dường, nhất là đến những người có giới hạnh, đem đến nhiều phước báu tốt đẹp tuỳ theo ý nguyện của người dâng cúng. Thiện pháp này giúp người hành trì nó giảm thiểu lòng tham lam ích kỷ và bỏn xẻn keo kiệt. Khi dứt bỏ được sự tham đắm ích kỷ, người ta rộng rãi và cao thượng hơn. Cúng dường đến những người có đạo hạnh thể hiện lòng kính trọng (tôn sư trọng đạo) và sự quan tâm đến những người khả kính. Đây là một nét văn hoá rất đẹp của Đạo Phật.
Tại sao học Đạo Phật?
- Học Phật là rất tốt vì Đạo Phật dạy chúng ta sống an lạc, hoà bình và hạnh phúc với mọi người.
- Nếu chúng ta làm theo những lời khuyên của Đức Phật, chúng ta sẽ tìm được sự an ổn trong tâm hồn, và chúng ta có cơ hội trưởng thành trong sự hiểu biết chính mình cũng như thế giới quanh ta.
- Nếu mọi người đều làm theo lời dạy của Đức Phật thì chiến tranh đã không xảy ra, cũng không có bạo động, tội ác, và chúng ta có thể tin tưởng vào người khác, vì vậy cảm thấy an toàn ở mọi nơi ta sống, mọi nơi ta đến.
- Ngay cả những con thú hoang cũng cảm thấy an toàn và hạnh phúc hơn nếu chúng ta đừng săn đuổi chúng mà hãy bảo vệ chúng.
- Thế giới này sẽ tốt đẹp hơn biết bao, phải không bạn? Và con người cũng dễ thương hơn nhiều. Điều này thật tuyệt vời! Would it not be a much nicer place to live?
Childhood Experience Tuổi thơ ấu
Một buổi chiều đẹp trời, vào ngày rằm Tháng Tư, lúc đang dạo chơi trong một công viên xinh đẹp, hoàng hậu Maha Maya hạ sanh một Hoàng tử khôi ngô tuấn tú chưa từng có trên đời. Hoàng tử được đặt tên là Siddhattha.
Nhưng thật không may, chỉ bảy ngày sau khi hạ sanh Siddhattha, hoàng hậu Maha Maya đã từ trần, người em gái của Hoàng hậu là Prajapati Gotami trở thành Di mẫu của Hoàng tử. Siddhattha lớn lên trong tình thương yêu của phụ vương và sự săn sóc cưng quí của Di mẫu. Dù chỉ là một đứa trẻ, hoàng tử Siddhatta đã tỏ ra rất nhân ái, khoan dung và hay suy tư.
Trong buổi lẽ hạ điền, Siddhattha đã thấy một người nông dân trong bộ quần áo cũ rách đang điều khiển con bò cày ruộng. Lần đầu tiên hoàng tử biết rằng đời sống thật khó khăn vất vả. Vị hoàng nhi này cũng thấy những chú chim sáo, chim sẻ nhân cơ hội này kiếm mồi và nuốt chửng những con dế, con giun. Trong lúc đó lại có một con đại bàng đang lăm le chụp bắt con chim sẻ, chim sáo. Siddhattha suy nghiệm ra rằng chúng sinh săn đuổi ăn thịt lẫn nhau và chỉ có những ai mạnh mẽ và nhanh nhẹn mới tồn tại được.
Một buổi sáng khác, Siddhattha lại đang chơi đùa trong vườn ngự uyển với những hoàng tử khác, một vị hoàng tử em họ của Sĩ Đạt ta đã dùng mũi tên sát thương một con chim thiên nga, Siddhatta đã chạy đến ẵm con vật bị thương đang đau đớn quằn quại trên mặt đất lên, vị hoàng nhi của chúng ta đã nhẹ nhàng gỡ mũi tên ra và cứu sống con chim vô tội. Siddhattha biết rằng mọi chúng sinh đều tham sống sợ chết, và rằng mọi loài, mọi người đều có quyền được sống và chúng ta nê
tôn trọng sự sống của mọi chúng sinh.
- Ai là Siddhattha?
- Hoàng tử Sĩ Đạt Ta đã sanh ra và sống ở đâu?
- Sĩ Đạt ta là người như thế nào? Hoàng nhi thường thích làm gì?
- Tại sao hoàng nhi Sĩ Đạt ta đôi khi lại suy tư?
- Hãy kể ra một ví dụ cho thấy hoàng tử Sĩ Đạt ta rất nhân từ.
His Education Quá trình học tập của hoàng tử
Hoàng nhi Siddhattha lớn lên cùng với người em cùng cha khác mẹ là Hoàng tử Nanda và một số ít các các hoàng tử của dòng họ Thích Ca. Người bạn thân nhất của hoàng nhi là công tử Kalundayi, con trai của Thủ tướng vương quốc Sakya dưới chân Hi-mã-lạp sơn.
Đã đến lúc Hoàng nhi phải học tập. Là một hoàng tử, dĩ nhiên Siddhattha được giáo dục rất chu đáo.Ở trường học chữ cũng như ở trường học nghề nghiệp và học võ thuật cung tên, hoàng tử thường được những bậc thầy giỏi nhất giảng dạy. Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đã mướn những người Bà La Môn giỏi nhất đương thời để dạy về nghi lễ, tôn giáo, triết học và văn chương, ngữ pháp, và những môn học khác cho hoàng tử Siddhattha.
Vị hoàng tử khả ái nhận được một sự giáo dục hoàn hảo. Là một người thông minh và sẵn sàng học hỏi, hoàng tử học rất giỏi và trở nên thiện xảo trong các môn khoa học quân sự. Nhưng tính cách của Siddhattha hơi khác người, cậu không vui thích với những trò đùa nghịch ngợm của những trẻ khác cùng trang lứa, hoàng tử có vẻ trầm tư suy tưởng.
- Ai là người bạn thân nhất của Hoàng tử Siddhattha ?
- Hoàng nhi đã học với những ai?
- Đó là những môn học gì?
- Hoàng tử của chúng ta thích làm gì khi rảnh rỗi:
a. Thích cùng với bạn bè cùng tuổi?
b. Tham dự vào nhưng trò chơi với bạn bè?
c. Ngủ vùi trong phòng?
d. Suy tưởng cao xa?
Hãy cho những ví dụ để chứng minh giả thuyết bạn chọn.
The Prince Marries Hoàng tử kết hôn
Hoàng tử lớn lên thành một người nhân từ và hào phóng. Mọi người đều yêu mến Hoàng tử. Vua Tịnh Phạn không muốn Hoàng tử phải trông thấy những cảnh không đẹp mắt có thể khiến Hoàng tử suy tư nhiều hơn và rời bỏ cung điện. Bất cứ điều gì gợi lên sự chết chóc, xa lìa hay tan rã như hoa lá úa tàn đều phải được đưa ra khỏi cung điện. Những người già và người bệnh không được phép xuất hiện ở những nơi mà Hoàng thái tử thường lui tới. Phụ hoàng sắp đặt cho tất cả những gì Thái tử thấy, nghe, biết, xúc chạm tới đều phải mỹ miều xinh đẹp và dễ chịu. Những người hầu hạ Thái tử đều là người khoẻ mạnh, xinh đẹp và khả ái. Hoàng thái tử ăn ngon, mặc đẹp và được xem những chương trình vui chơi giải trí vui nhộn nhất.
Hoàng tử vẫn tiếp tục trưởng thành, rất khoẻ mạnh và đẹp trai. Vào tuổi thanh niên, vua cha quyết định rằng hoàng tử cần phải lập gia đình. Vua Tịnh Phạn tổ chức một bữa tiệc lớn mời tất cả các công chúa, mỹ nhân trong vương quốc Sakya cũng như những thân bằng quyến thuộc lân bang để chọn cô dâu xứng đáng với hoàng thái tử. Giữa những nàng công chúa xinh đẹp và hàng trăm mỹ nhân khác, Hoàng tử đã chọn Công chúa Da Du Đà La (Yasodara), là người em họ của mình làm cô dâu. Công chúa cũng bày tỏ ý nguyện muốn được kết hôn với Hoàng tử Siddhattha mà thôi. Đám cưới hoàng gia đã được tổ chức rất trọng thể. Lúc đó cả hai người vừa tròn 16 tuổi.
Bốn dấu hiệu
Cuộc đối thoại dưới đây có thể dùng như một vở kịch hoặc như bài tập đọc: ba trẻ có thể đóng vở diễn này, một làm thái tử Sĩ Đạt Ta, một đóng vai Xa nặc, người đánh xe than tín của thái tử, một trẻ làm tường thuật viên, và những trẻ khác làm phông như người đi đường chứng kiến.
Tường thuật viên: Thái tử Siddhattha trở nên tò mò muốn biết về đời sống bên ngoài cung điện. Năm 29 tuổi, thái tử tự ý đi ra ngoài cùng với người đánh xe ngựa thân tín của mình. Không báo cho Phụ vương biết, thái tử cùng Xa nặc quyết định dạo chơi kinh thành Ca Tỳ la vệ. Trong những lần đi này, thái tử thấy bốn dấu hiệu.
Sight I cảnh thứ nhất
Thái tử thấy một người già, chỉ vào người già, ông hỏi: Có điều gì xẩy ra với người này vậy, Xa Nặc?
Xa Nặc: Đó là một lão già, thưa ngài. Ai rồi cũng phải vậy à.
Thái tử : Cái gì? Mọi người đều phải vậy ư?
Xa Nặc: Thưa vâng, tuổi già đến với mọi người.
Thái tử: Có phải tuổi già thường tàn phá tuổi trẻ, sắc đẹp và sức mạnh không?
Xa Nặc: Vâng thưa ngài.
Thái tử: Trở vè thôi, Xa nặc. Làm sao ta có thể vui chơi khi tim ta đang buồn lo về tuổi già?
Sight 2 Cảnh thứ hai
Tường thuật viên: ngày hôm sau, thái tử lại muốn ra dạo ngoài cửa thành. Một lần nữa, một cảnh tượng bên đường lại làm thái tử chú ý đến. Đó là một người bị bệnh phong cùi.
Thái tử: (chỉ vào người bị phong cùi): người này bị gì vậy?
Xa Nặc: Ồ thưa ông chủ, đó là một người cùi hủi. Bệnh tật khiến người ta như vậy đó.
Sight 3 Cảnh thứ ba
Tường thuật viên: Trong chuyến đi thứ ba, Thái tử hy vọng không còn phải chứng kiến cảnh đau khổ nữa. Nhưng kìa, lại một cảnh tang tóc với thân nhân của người chết đang than khóc cảnh tử biệt.
Thái tử: Cái gì vậy? Họ đang mang cái gì đi vậy?
Xa Nặc: Cái đó, thưa ngài, là một người chết.
Thái tử: Có phải mọi người đều phải chung cảnh ngộ đó không?
Xa Nặc: Vâng, thưa ngài, chúng ta thảy đều phải chết.
Sight 4 Cảnh thứ tư
Tường thuật viên: Thái tử quyết định làm một chuyến du ngoạn cuối cùng ra ngoài hoàng cung. Trong dịp này hoàng tử thấy một vị Sa môn (samana) đang đi một mình, ăn mặc khá rách rưới, vô sản nhưng có một nét mặt an tịnh và hạnh phúc bình yên.
Thái tử: Ai vậy, Xa nặc?
Xa Nặc: Đó là một vị Sa môn, một người thánh thiện.
Thái tử: Mặc dù ông ta trông rất nghèo khổ nhưng lại hạnh phúc và nhẹ nhõm. Tại sao vậy nhỉ?
Xa Nặc: (chỉ vào vị tu sĩ) Có lẽ, ông ta đã phát hiện ra điều bí mật gì đó; hình như tật bệnh, già nua và cái chết không còn là điều đáng sợ đối với ông ấy.
Tường thuật viên: Siddhattha đã buồn bã khi thấy những cảnh khổ đau không tránh khỏi trong đời người. Nhưng Thái tử cũng đã tìm được giải pháp cho nhân sinh và những vấn nạn của cuộc đời – đó là vị Sa môn, người biết đủ chỉ với những vật chất đơn giản nhất. Vào lúc nửa đêm, Thái tử đã trốn khỏi hoàng cung để đi tìm chân lý và hạnh phúc vô điều kiện mà thái tử đã thấy ở vị tu sĩ.
Mọi sinh linh đều tham sống sợ chết và nhiều loài có tuổi thọ ngắn ngủi hơn con người.
- Những con vật này có tuổi thọ bao lâu:
butterfly- Bươm bướm, spider – nhện, lizard – thạch sùng, small fish – cá nhỏ, cat – mèo, dog – chó, rabbit – thỏ, monkey – khỉ, tiger – hổ, elephant – voi? - Các sinh linh có chung một điều gì?
- Con có cảm nhận gì khi thấy ai đó đau yếu hay già nua?
- Trong số những người thân quen của con thời gian gần đây có ai chết không? Con cảm thấy như thế nào trước sự kiện đó?
Enlightenment under the Bodhi Tree Giác ngộ dưới gốc Bồ đề
Từ Phật hay Bụt (dịch âm) có nghĩa là “giác ngộ” hay “tỉnh thức”, và đó là một danh hiệu để gọi tất cả những ai đã đạt đến trạng thái cao thượng và giác ngộ viên mãn. Các Phật tử tin rằng đã từng có rất nhiều vị Phật và sẽ còn có nhiều vị Phật nữa ra đời.
Trước khi giác ngộ, vị Phật hiện tại có tên là Sĩ Đạt ta (Siddhattha), có nghĩa là “nguyện ước thành tựu” hay “Như Ý” , họ của ngài là Gô-ta-ma (Gautama), trong dòng tộc Thích Ca (Sakyas). Như một người đi tìm chân lý, ngài được gọi là “Ẩn Sĩ Thích ca” (Sakyamuni), hay bậc ẩn sĩ thuộc dòng tộc Thích ca (Sakyas). Suốt sáu năm dài, ngài thực hành theo phép tu khổ hạnh, nhưng đã không tìm ra giác ngộ giải thoát mà chỉ làm mòn mỏi cơ thể một cách vô ích. Từ sự suy luận và thực hành, ngài chọn ra con đường “Trung Đạo”, tránh hai cực đoan của việc ép xác khổ hạnh và việc đuổi bắt theo những dục lạc phù phiếm.
Vào tuổi 35, ngài đạt đến Giác Ngộ Tối Thượng (Nirvana, or Nibbana in Pali) và như vậy được gọi là Đức Phật. Sau khi giác ngộ, ngài đi khắp miền bắc Ấn giảng dạy giáo pháp đem đến giác ngộ giải thoát. Ngài tịch diệt hay nhập Niết Bàn vào lúc 80 tuổi.
Hình ảnh Đức Phật thường được tạc hay vẽ ngồi kiết già trên toà sen. Với những người Phật tử, hoa sen là biểu tượng của sự trong sạch và giải thoát. Cội rễ của hoa sen thì mọc trong bùn dơ và nước tù đọng như tâm địa chúng ta thường ngập chìm trong sân si và tham lam. Hoa sen vươn lên khỏi mặt nước và từ từ mở ra đón nhận ánh sáng mặt trời, toả hương thơm dịu dàng tinh khiết. Cũng như vậy, tâm ý chúng ta cũng có thể vươn lên đạt đến giác ngộ và tỏa hương thơm giải thoát.
1. Tại sao hình ảnh Đức Phật thường có một vùng hào quang toả sáng quanh đầu?
2. Cây gì mà dưới cội đó Đức Phật đã đạt đến giác ngộ?
The Great Renunciation – Cuộc xuất gia vĩ đại
Vào một đêm trăng sáng của Tháng Bảy (ngày rằm tháng July, Âsâlha), Sĩ Đạt Ta ngồi trầm ngâm suy tư: “Tuổi trẻ và sự cường tráng phải chấm dứt trong sự già nua và bệnh tật, chết chóc khi người ta không ai muốn điều đó xẩy ra. Có cách gì để vượt qua sợ hãi và đau đớn khi bệnh tật, chết chóc xẩy ra không? Phải chăng con đường đi đến bất tử là hiện thực trong đời sống tu hành?…”
Với những suy tư như vậy, Sĩ Đạt Ta không còn vui sướng hưởng thụ tuổi trẻ đầy sức sống và ham muốn của tuổi 29. Thái tử thấy sự phù du ảo hóa của tuổi trẻ, sắc đẹp, sức mạnh và quyền lực, chàng quyết chí ra đi tìm những giá trị khác mà đời sống xa xỉ thượng lưu không thể đạt được. Đó là ý nghĩa và bản chất của cuộc đời, là phúc lạc không tàn phai, là con đường bất tử. Con đường này không phải chỉ đem đến sự giải thoát cho chàng mà cho tất cả mọi sinh linh trong đó có vợ con chàng. Chàng biét những người than yêu sẽ rất buồn đau khi vắng bong chàng, và đứa con trai bụ bẫm, kháu khỉnh mới sinh là một mối ràng buộc mãnh liệt với đời sống thế tục. Nhưng Thái tử cũng biết rằng chàng không thể bảo vệ chính mình và những người than yêu thoát khỏi những buồn đau của chia ly do sinh già bệnh chết nếu chàng tiép tục sống đời sống thế tục. Tình yêu thương nhân thế bao trùm bàng bạc trong tâm hồn thái tử. Chàng quyết định ra đi, hy sinh hạnh phúc nhỏ nhai và chóng tàn cho một hạnh phúc cao đẹp, rộng lớn và bền lâu hơn. Thái tử vào phòng Da du đà La, lần cuối âu yếm nhìn con thơ và vợ hiền, lòng từ bi ngập tràn tâm hồn chàng…
Sau khi rời hoàng cung vào ngày Rahula chào đời, Sĩ Đạt Ta đã lang thang trong các khu rừng trong vương quốc Ma Kiệt Đà, tự mình khám phá những phương pháp thiền định khác nhau trong các pháp tu khổ hạnh lưu truyền đương thời. Đã có lúc người Sa Môn trẻ tuổi có dòng dõi hoàng gia này tìm đến những bậc thầy nổi tiếng đương thời. Họ là Alâra Kâlâma và Uddaka Râmaputta
Như vậy ở tuổi 29, Thái tử Tất Đạt Đa ở độ tuổi thanh niên sung mãn nhất, cũng là lúc người vợ xinh đẹp Da du Đà La vừa hạ sinh người con trai duy nhất, người đã coi khinh và từ bỏ tất cả những quyến rũ của đời sống hoàng cung. Người đã từ bỏ những gì mà người đời ước mơ và cố công giành giật, quay mình bỏ đi để lại vợ đẹp con xinh và cả vương miện của quyền lực và vinh quang.
Ông đã cắt bỏ râu tóc với thanh gươm báu, đổi áo bào lấy mảnh y ẩn sĩ và cư ngụ nơi hoang dã hay trong rừng sâu thực hành thiền định để tìm ra giải pháp cho những vấn đề đang làm ông bận tâm một cách sâu sắc. Đời sống du sĩ giúp ông quan sát và chiêm nghiệm về đời sống để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề hóc búa của đời sống. Chân lý mà vị ẩn sĩ này tìm kiếm không phải là liều thuốc giảm đau, mà là một phương cách hữu hiệu và triệt để nhất để vượt qua đau khổ, đi đến sự giác ngộ toàn vẹn và sự tịch lặng của Niết Bàn – một trạng thái không còn tham, sân, si. Đó chính là bắt đầu của một hành trình từ bỏ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, một cuộc dấn thân có một không hai trên thế giới này.
Giáo lý Tứ Diệu Đế
Những lời dạy của Đức Phật được gọi là Pháp. Biểu tượng của giáo pháp là Bánh xe Chuyển Pháp Luân có tám trục là Bát Thánh Đạo. Đây cũng là biểu trưng của Phật Giáo.
Đức Phật thì như một vị lương y. Ngài thấy nỗi đau khổ của thế giới, tìm ra nguyên nhân của nó, ngài tự mình chữa trị khỏi bệnh và dạy người khác cách cứu chữa cho hết bệnh.
Khi người ta bị bệnh, họ thường đi đến bác sĩ để tìm xem tại sao họ phải đau đớn. Hãy viết ra những bước cần thiết mà bác sĩ làm khi họ khám bệnh, chẩn đoán và cho đơn thuốc.
Sự thật về khổ trong mắt thánh nhân
Phật dạy rằng sinh, già, bệnh, chết, không đạt được những gì mình muốn, phải gần người mình ghét, phải xa người mình thương là đau khổ.
Nguyên nhân của khổ trong mắt thánh nhân
Khổ là do vướng mắc vào những tham vọng ích kỷ và thiếu hiểu biết về bản chất cuộc đời.
Sự chấm dứt đau khổ
Đau khổ được chấm dứt khi không còn những tham vọng ích kỷ, nghĩa là không còn tham, sân, si. Sự chấm dứt này gọi là Niết bàn, hạnh phúc cao thượng và an ổn nhất mà con người có thể đạt tới.
Con đường thánh thiện dẫn đến chấm dứt khổ đau
Đức Phật dạy rằng con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ là Thánh đạo tám ngành:
(1) Nói lời chân chính;
(2) Hành động đúng đắn;
(3) Sống lương thiện;
(4) Nỗ lực đúng đắn;
(5) Nhớ nghĩ đúng lúc;
(6) Tập trung tư tưởng đúng cách;
(7) Thái độ tích cực;
(8) Có chính kiến.
* Có vẻ như Đạo phật không bắt đầu bằng đức tin. Vậy người phật tử tin gì để tránh làm ác, nói ác, nghĩ ác và hướng thiện trong lời nói, hành động và tư tưởng? Họ được dạy tin vào nghiệp và quả của nghiệp, hay tin nhân quả là có thật và liên hệ trực tiếp đến đời sống mỗi người, mỗi loài và toàn thể thế giới này.
Bắt đầu con đường này, đức Phật hướng dẫn người ta giữ năm giới để có hạnh kiểm tốt.
Làm sao để lời dạy của Phật mang hòa bình đến cho trái đất này.
Thế giới này sẽ ra sao khi không có chiến tranh, bắn giết, tranh giành, tội phạm và dối trá? Hãy mô tả và vẽ ra viễn cảnh đó.
Bài số 6 – Năm giới của người Phật tử
Đức Phật dạy rằng nếu chúng ta muốn sống một cuộc đời an ổn và hạnh phúc, chúng ta phải có kỷ luật dẫn đến thói quen tốt và phát triển những nét tốt đẹp của nhân cách. Thực hành 5 giới chính là để tạo ra những phẩm chất tốt đẹp đó cho mỗi người, cho hạnh phúc của gia đình, cho sự an toàn của cộng đồng và cho hòa bình của thế giới.
Tránh tàn hại đời sống | Thương xót và quan tâm. |
Tránh trộm cắp và lường gạt. | Rộng rãi và hào phóng. |
Tránh lạm dụng tình dục và đam mê tai hại | Giản dị và tự kiềm chế. |
Tránh nói dối, nói chia rẽ và chửi rủa | Nói sự thật và lời đem lại lợi ích. |
Tránh uống rượu và các chất gây ngiện ngập | Tinh thần tỉnh táo và khỏe mạnh. |
- Nếu mọi người trên thế giới này dù già hay trẻ, sống tôn trọng năm giới, có thể chiến tranh, bạo loạn và tội phạm xẩy ra chăng? Và nhà tù có cần thiết nữa không?
- Làm sao để 5 giới khiến cho trường học của con, hàng xóm của con và toàn thể thế giới này là một nơi đẹp hơn, dễ thương thơn để sống?
- Tốt và xấu có ý nghĩa như thế nào với bạn?
- Làm sao để có được tâm thanh tịnh?
- Hãy nêu ra một số hành động tốt hay xấu.
Câu chuyện về Angulimala – Kẻ giết người hàng loạt.
Câu chuyện này cho thấy Đức Phật đã cảm hóa một kẻ giết người khét tiếng vào thời xưa tên là Angulimala. Tên tướng cướp này sinh ra trong một gia đình danh tiếng và đã từng là một người học trò ngoan ngoãn, học giỏi và được thầy yêu quí có tên là “Vô hại”. Nhưng thật không may, những người bạn của ‘Vô hại’ vì ganh tỵ với cậu nên đã đặt điều nói xấu cậu với người thầy. Những người ác tâm đó đã làm cho người thầy tin rằng Vô hại đang có dan díu với vợ của thầy. Người thầy muốn loại trừ Vô hại bằng cách bảo cậu làm một chuyện man rợ để trả ơn thầy. Người học trò ngoan ngoãn này đã vâng lời thầy một cách lưỡng lự. Gã trai trẻ trước có tên là Vô hại nay trở thành tên tướng cướp khét tiếng là man rợ với biệt danh Angulimala, người đeo tràng hoa làm bằng các ngón tay của nạn nhân. Tên kẻ cướp này sống trong một khu rừng gần một xa lộ. Y tấn công những lữ khách qua khu rừng, giết chết nạn nhân và chặt ngón tay họ đeo vào cổ y như một tràng hoa. Theo giao ước với người thầy, y phải giết được 1000 người như một thành tích chiến thắng để trả công cho thầy đã dạy dỗ y. Khi Y đã giết được rất nhiều người, thu được số ngón tay là 999, Y cần thêm một nạn nhân để có đủ con số 1000.
Đó là lúc mà mẹ Y xuất hiện với ý định để cứu Y thoát khỏi sự truy nã của quân đội nhà vua. Y không còn nhận ra mẹ, và định bụng sẽ giết bất kỳ ai xuất hiện trên xa lộ gần khu rừng y sống để có đủ số ngón tay. Đức Phật vì tâm đại bi thấy trước những gì mà Y sắp làm, ngài xuất hiện trên con đường trước mẹ Y. Angulimala rượt theo Đức Thế Tôn, Y vốn chạy nhanh như gió, và Đức Phật thì vần đi chậm rãi khoan thai như bình thường nhưng do năng lực thần thông, Y không thể đến gần ngài được. Y bực tức ra lệnh rằng:
__ Này ông Sa Môn, đứng lại đi
Đức Phật trả lời:
__Như Lai đã dừng lại, chỉ có ngươi là chưa dừng lại thôi!
Angulimala bối rối hỏi:
__Ta chạy hết tốc lực để đuổi bắt ông nhưng không được vì ông đi quá nhanh. Làm sao ông có thể nói là ông đã dừng lại. Sa môn không được nói dối!
_Này kẻ lầm lỗi kia, Như Lai đã dừng tất cả các việc ác, nhưng ngươi vẫn còn chạy theo điều ác.
Nghe vậy, Angulimala chợt bừng tỉnh. Y buông bỏ vũ khí, quỳ sụp xuống sám hối và xin quy y Phật, trở thành một người đệ tử xuất gia trong Tăng đoàn.
Hành động xấu: làm tổn thương, gây hại: (1) mình (2) người khác; (3) Tàn hại cả hai. Kết quả của sống xấu: bất hạnh, lo lắng, nhiều kẻ thù, không an tâm; nghèo khổ, hay bệnh tật, tuổi thọ ngắn, kém trí tuệ. | Hành động tốt:mang lại ích lợi, không hại ai: (1) tự giúp mình; (2) giúp đỡ người khác; (3) Đem lợi ích đến cho cả hai bên. Sống lương thiện đưa đến: hạnh phúc, giảm buồn lo, hay được giúp đỡ, sức khỏe tốt, có tài sản, được an toàn, không bị oán ghét, có trí tuệ. |
- Bạn có nghĩ sống có kỷ luật là cần thiết hay không? Tại sao?
- Mỗi giới luật có ý nghĩa ra sao với bạn?
- Những hành động như thế nào thì hại người? Hãy nêu ra vài hành động.
- Không trộm cắp, chúng ta nên làm gì?
- Đối ngược với sự dối trá là gì? Và lời nói như thế nào là không xúc phạm?
- Hãy kể tên một số chất gây nghiện ngập, và thảo luận vì sao chúng là độc hại cho chúng ta.
- Chúng ta cần phải cư xử với người khác, với thú vật và với cây cối như thế nào?
- Bạn muốn được người khác đối xử ra sao?
- Chúng ta và những gì quanh ta được lợi ích gì từ việc giữ 5 giới luật của người Phật tử?
Tích truyện: Rahula, con trai của Thái tử Tất Đạt Đa, vị thánh đệ tử của Phật
Cuộc đàm thoại sau đây có hể được sử dụng như bài tập đọc hoặc vở kịch trong lớp học. Ba trẻ có thể thủ vai Đức Phật, Công chúa Ya Du Đà La, Rahula, và người tường thuật. Những trẻ còn lại trong lớp có thể làm trang phục, phông cảnh.
Người tường thuật: Rahula là đứa con duy nhất của Công chúa Ya Du Đa-la và Thái tử Tất Đạt Đa. Cậu bé được sinh ra vào ngày mà Thái tử quyết định từ bỏ hoàng cung đi xuất gia. Khi cậu được bảy tuổi, Đức Phật trở lại quê nhà (thành Ca Ty La Vệ). Khi Công chúa Da Du đa La thấy Phật đang đi trên đường phố, nàng gọi con đến và chỉ cho Rahula thấy cha mình.
Công chúa Yasodhara: Con trai của mẹ, con người vĩ đại đang đi kia chính là cha con. Hãy đến gặp cha con và hỏi xin Ngài một món quà.
(Cảnh: Hoàng nhi Rahula đi đến chỗ Phật)
Ruhula: Thưa cha, chỉ cái bóng của Người thôi cũng làm cho con cảm thấy hạnh phúc. Cha có rất nhiều phước báu, xin hãy cho con một thứ gì đó như là món quà từ cha.
Buddha: Hãy tới đây, Rahula, và đi theo ta.
Người tường thuật: Rahula theo Phật về chùa. Tới nơi, Đức Phật dạy ngài Xá Lợi phất làm lễ xuất gia cho Rahula. Vua Tịnh Phạn không vui khi nghe tin này vì tất cả những người kế vị đã đi tu hết. Vì lẽ này, vua đã yêu cầu Đức Phật không cho trẻ con xuất gia nếu không được sự cho phép của cha mẹ. Đức Phật đồng ý với điều kiện này.
Sau khi xuất gia làm Tiểu Đồng, Rahula rất chăm chỉ siêng năng học đạo. Mỗi buổi sáng chú bốc một nắm cát rải xung quanh và nguyện rằng chú có thể học nhiều điều như số lượng cát đó. Đức từ phụ khuyên Rahula rằng trong đời sống tu hành cần phải trung thực. Khi lớn lên, đã có lúc Rahula có ý tưởng ngạo mạn khi thấy rằng thân hình mình cũng trang nghiêm và phong độ như Đức Phật, nhân dịp này, Đức từ phụ đã khuyên người tu sĩ trẻ tuổi phải quán niệm về sự vô thường của tấm thân phàm tục. Sau đó Rahula đã tinh tấn tu tập và đạt đến quả vị giác ngộ cao thựợng như cha mình.
Cách sống trong Đạo Phật
Thật kỳ lạ, có những người sống gần những di sản văn hoá thế giới nhưng không ý thức được những vẻ đẹp kì diệu của những công trình nghệ thuật đó. Điều này là vì những gì quá gần gũi, quá dễ dàng bên cạnh chúng ta nên vẻ thần kỳ không được cảm nhận hay đánh giá đúng mức, thậm chí rất dễ bị coi thường (“gần chùa gọi Bụt bằng anh”). Điều này cũng đúng với những người sinh ra trong văn hoá hay truyền thống Phật giáo, chúng ta gọi đó là “Đạo của ông bà” mà không tìm hiểu xem triết lý sống nào ẩn tàng sau những tập tục đó.
Có những chân giá trị mà chúng ta bỏ qua, hiểu và sống một cách hời hợt và không thấy được những giá trị thiết thực của một khoa học sống, hay một nghệ thuật đi vào những bí mật của đời sống. Là những Phật tử, chúng ta cần trở lại với những gì vừa kỳ diệu, vừa gần gũi trong đời sống hàng ngày. Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đẹp thật nhưng khi ánh sáng của chúng đến thế giới của chúng ta thì nhiều trong số chúng đã huỷ diệt rồi, nếu chúng ta mơ màng nhìn ngắm và gửi những ước mơ xa xôi mà không để ý đến con đường gập ghềnh mà ta đang đi thì có thể sẽ vấp ngã trầy xước chân mình. Trở về với những gì quanh mình nhưng không đánh mất hay quên lãng trong những tầm thường vụn vặt của đời sống là một bí quyết sống mà Phật giáo đề ra. Và đây cũng chính là giá trị làm cho Đạo phật vẫn có sức hấp dẫn dù bí quyết này đã được giải bày hơn 2500 năm trước.
Khắp nơi trên thế giới người ta đã nghe về Đạo Phật. Bạn cũng đã nghe về từ Bụt hay Phật rồi, hay có lẽ bạn cũng đã từng thăm viếng chùa chiền hay gặp gỡ những người tự nhận là Phật tử – nhưng bạn có thật sự biết Đạo Phật là gì không?
Đạo Phật được dạy như một cách sống để có bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người (và mọi loài) dùng chìa khoá “chánh kiến” mở ra một cách nhìn mới, một khám phá sâu sắc về bản chất của đời sống trong ta và quanh ta. Với những khám phá này, chúng ta tìm ra những nguyên lý chi phối sự vận hành của cuộc đời và thế giới, từ những nhận thức đúng đắn về đời sống, chúng ta biết cách sống thuận theo những qui luật tự nhiên và qui luật tâm lý dẫn đến một sự phát triển hài hoà trong các mối liên hệ và duy trì một đời sống thăng bằng giữa những đổi thay.
Đạo Phật cũng có thể được hiểu như một tôn giáo hay những gì cần phải tin tưởng hành trì như tôn chỉ của đời sống dựa trên nhữg lời dạy của Đức Phật – một người đã giác ngộ thấy rằng đời sống là vô thường, hay nói một cách khác bản chất của thế giới là không ngừng thay đổi. Mọi thứ trên thế gian này đều đổi thay dẫn đến khổ hay bất toại nguyện trong đời sống, nhưng vô thường cũng cho ta những niềm vui tạm bợ chóng tàn. Nếu không hiểu điều này người ta sẽ tự làm khổ mình vì bám níu vào những gì đã qua. Thấy vô thường người ta tự điều chỉnh quan niệm sống, thay đổi cách cư xử và những mong cầu trong đời để không bị chơi vơi và tuyệt vọng giữa những đổi thay bất như ý. Sống một cách có trí tuệ cho người ta tự do, an lạc và bình an của Niết Bàn, nơi mọi tham cầu đã được dập tắt.
Cuộc đời của Đức Phật và giáo pháp của ngài là một nguồn cảm hứng cho những ai thực hành giáo lý tự lực, trách nhiệm đạo đức, lòng khoan dung, từ bi và trí tuệ của đạo Phật. Những phẩm chất tốt đẹp đó làm cho người hiểu và thực hành lời Phật dạy sống một đời sống sâu sắc, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Sự hiểu biết về những qui luật chi phối đời sống giúp chúng ta sống hài hoà với sự đổi thay của vạn vật trong vũ trụ, nó cũng cho phép chúng ta sống trọn vẹn với những gì đang là để không tiếc nuối khi chúng qua đi.
Đôi khi Đạo Phật bị xem như một triết lý bi quan yếm thế về cuộc đời. Điều này có thể bởi vì Đạo Phật nói nhiều về khổ và nguyên nhân của khổ. Tuy nhiên, đây chỉ là một nửa của vấn đề. Trong việc nhấn mạnh vào khía cạnh của khổ đau và bất toại nguyện trong đời sống cùng với nguyên nhân của chúng, đạo Phật quả thật đã tận tâm vào việc nhận ra và phát triển hạnh phúc thực sự. Tuy nhiên quan niệm về hạnh phúc nhiều khi khác xa nhau trong mỗi người và mỗi thời đại khác nhau. Có rất nhiều loại hạnh phúc được nói đến trong đạo Phật. Hạnh phúc của sự biết đủ, của sự vui hưởng tự do, của sự thoát nợ và của lòng tốt. Tuy nhiên, Đạo Phật cũng không lạc quan hứa hẹn một viễn cảnh thiên đường mãi mãi ở đâu đó
Mục đích chính yếu của Đạo Phật là giúp những ai học nó một tầm nhìn rõ ràng để họ có thể thấy sự vật như chúng đang là. Với sự soi chiếu vào bản chất thật sự của sự vật và đời sống, triết lý Phật giáo cho người ta thấy rằng thật vô ích tìm cách thay đổi thế giới (và quả thật không cần thiết phải làm như vậy) nhưng mỗi người đều được tự quyền thay đổi chính mình, thay đổi thái độ trước cuộc sống, và như vậy góp phần vào sự phát triển chung của thế giới để đạt đến tuệ giác và chân hạnh phúc.
Nhân sinh quan Phật giáo
Mặc dù Phật giáo đã có mặt trên thế gian này hơn 2500 năm, ngày nay những lời dạy của Phật vẫn còn đầy ý nghĩa và thiết thực trong đời sống hiện đại. Đạo Phật vẫn đang phát triển khắp nơi trên thế giới, đây không phải là một truyền thống của quá khứ, mà là một phần đang phát triển của các xu hướng hiện đại.
Như một con đường sống, Đạo Phật nhắm đến việc giáo dục con người để họ trở nên chín chắn và hiểu biết hơn về chính họ và thế giới quanh họ. Nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo nhấn mạnh trên phương diện nhập thế và làm thế nào để sống tốt mỗi ngày. Có rất nhiều pháp thoại đề cập đến hay hướng dẫn tín đồ sống một đời sống có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, và làm cách nào để đối diện với những vấn đề phát sinh trong cuộc sống của mỗi người. Đạo Phật, đặc biệt là “sống thiền”, dạy một phương pháp phát triển tâm thức con người để họ có thể sống trong thực tại, buông xả và an nhiên tự tại trước những thăng trầm của đời sống. Sống thiền hay sống tỉnh giác cũng giúp chúng ta làm cho các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội tiến bộ, an toàn, và tiến bộ hơn.
Những câu chuyện Phật giáo, nhất là về cuộc đời Đức Phật cho thấy qua những kinh nghiệm trong cuộc đời ngài, rằng giác ngộ giải thoát khỏi những khổ đau là điều có thể đạt được.
Những tư tưởng chủ đạo trong Đạo Phật
- Tinh thần tự do khám phá
Tinh thần tự do khám phálà một nét đặc trưng rất nổi bật trong đạo Phật. Đức Phật khuyến khích chúng ta hãy tự mình thẩm tra sự thật trong những gì ngài giảng nói rồi hãy chấp nhận chúng. Ngài không bao giờ mong người khác theo lời ngài một cách mù quáng và mê tín, thay vì chúng ta hãy tìm hiểu, thẩm thấu và suy nghiệm về những gì Ngài đã dạy. Người Phật tử tin rằng người ta nên thực hành đạo Phật và cách sống của phật giáo qua sự tìm hiểu thấu đáo và qua kinh nghiệm cá nhân để có sự lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Sự tự lực
Đạo Phật cũng nhấn mạnh vào khía cạnh tự lực và sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Có hai điểm chính yếu của sự tự nỗ lực: một là mỗi người phải tự vươn lên từ những kinh nghiệm khổ đau của chính mình và tự mình đặt nền tảng cho hạnh phúc cá nhân, và cũng từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của gia đình, cộng đồng và xã hội. Hai, và đây là điều quan trọng hơn nữa, là mỗi người phải nhận ra rằng tự mình tạo duyên nghiệp cho mình bằng những hành động có chủ ý, hay nói cách khác, mỗi người là kiến trúc sư của cuộc đời mình. Một người Phật tử có chánh kiến tin rằng không có ai ngoài chính bản thân mình là người quyết định số phận của mình, nhưng cách mỗi người sống và cư xử trong cuộc sống, thái độ sống đối với hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc đời, và thái độ của người đó đối với thế giới quanh họ mới là những yếu tố quyết định. Điều này có nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những hành động của chính mình, dù xấu hay tốt. Mỗi người chỉ có thể phát triển hay tiến bộ trong khả năng của sự vận động tự thân cho phép người đó. Người Phật tử cũng tin rằng sự cống hiến, sống có kỷ luật và sự xét đoán khôn ngoan là những chìa khóa để mở ra những tiềm năng và đạt đến mục đích cao thượng nhất trong cuộc đời.
- Lòng khoan dung và nhân hậu
Bởi vì Đạo Phật tôn trọng những quyền tự do chính đáng của mỗi người trong việc tìm hiểu tự do chọn lựa tín ngưỡng, nó cũng dạy tín đồ lòng nhân hậu và khoan dung với những niềm tin khác và những chuẩn mực sống của các tôn giáo hay truyền thống khác. Những người học Phật thì được khuyến hoá hãy sống hòa hợp với mọi người, không kể họ thuộc tôn giáo hay niềm tin nào.
- Từ ái và bi mẫn
Tất cả các sinh mạng đều bình đẳng trong Đạo Phật. Lòng từ ái trong Đạo Phật ban phát đến tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt màu da, giới tính, chủng tộc hay tôn giáo, chủ nghĩa. Tình thương này cũng ban trải đến cả thú vật, cây cỏ nữa, vì thế đó là một tôn giáo có tính vũ trụ. Thái độ sống từ bi và bác ái của Đạo Phật dựa trên sự hiểu biết rằng chúng ta: con người và thế giới sinh – động vật cùng với môi trường sống quanh ta cùng chia sẻ một trái đất này. Chúng ta là những phần khác nhau của đời sống có chung đặc tính là tham sống sợ chết, và đời sống của chúng ta liên quan đến nhau. Nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc và an vui, chúng ta phải biết tôn trọng người khác và thế giới tự nhiên quanh ta trong đó có cả cỏ cây, động vật, sông suối, rừng và biển. Chỉ khi biết tôn trọng và chia sẻ quan tâm lẫn nhau, chúng ta mới có thể sống hạnh phúc và bình an lâu dài.
- Đạo Phật và khoa học
Thật thú vị, không có sự mâu thuẫn nào giữa những khám phá khoa học, ngay cả trong nền kỹ thuật hiện đại ngày nay với những lời dạy cách đây hàng ngàn năm của Đức Phật. Người ta đã tìm thấy một sự tương đồng đáng ngạc nhiên, có khi khoa học hiện đại lại là phương tiện rất tốt để chứng minh những điều đã được Phật nói cách đây 2500 năm! Khoa học tâm lý đã cho thấy tầm quan trọng của năng lực của tâm con người, còn sự vô thường của sự vật và đời sống, và cả sự nhỏ nhiệm có thể phân chia trong nguyên tử cũng như tính chất tương đối của vật chất và năng lượng trong kết cấu vũ trụ thì cũng đã được Phật nói đến trước cả khoa học!
- Tóm lược
Phật giáo là một niềm tin mạnh mẽ đang tiếp tục phát triển và hấp dẫn tín đồ khắp nơi trên thế giới. Nó bắt đầu hơn 2500 năm trước cùng với câu chuyện của Thái tử Sĩ Đạt Ta xuất gia tìm đạo và sự giác ngộ, trở thành vị Phật (Buddha) của kỷ nguyên hay nền văn minh đương thời.
Những lời Phật dạy chỉ ra con đường chấm dứt đau khổ, đạt đến hạnh phúc và sống hoà thuận với vạn hữu. Những người học Phật thì được khuyến khích tu học bằng sự chiêm nghiệm từ những kinh nghiệm tự thân, họ cũng được dạy rằng chỉ bằng sự nỗ lực tự thân mới có thể đạt được mục đích của họ và có được hoà bình.