Bhāvanā là thiện pháp thứ ba trên con đường Phật đạo, sau Dānā – bố thí, làm phước; và Sīla – giới hạnh hay đời sống có đạo đức. Trong những bài trước chúng ta đã nói về hai thiện pháp đầu, nên trong bài này chúng ta chỉ tập trung vào những gì mà đức Phật đã dạy về con đường phát triển tâm linh. Có thể dịch Bhāvanā là tu tập tâm, vì bước thứ hai – giữ giới là tu thân và tu khẩu để đừng phạm vào các điều ác hay nghiệp bất thiện qua các cửa đó. Nay tu tâm là đi sâu hơn vào cốt lõi của đạo Phật. Sư cũng đã có bài nói về tâm là gì: Chữ Tâm Trong Đạo Phật (citta, cetasika, manoviňňāṇa) rồi. Bài này sẽ đi sâu vào các phương thức phát triển tâm mà đức Phật đã dạy theo kinh điển Pāli.

Tu tập tâm (citta- Bhāvanā) vàPhát triển tâm từ Metta – Bhāvanā là hai thuật ngữ hay được dùng nhất khi nói đến pháp hành (patipatti). Để có thể tu tập tâm, trước hết phải biết nhận dạng tâm. Thấy và biết là điều rất cần thiết để có thể tiến bộ trong tu tập. Trong một pháp thoại có tên là tất cả lậu Hoặc (sabbāsava sutta – MN.2) đức Thế Tôn đã nhấn mạnh:

“—Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý (Yoniso ca manasikāraṃ ayoniso ca manasikāraṃ). Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập (Bhāvanā)* được đoạn trừ.” (Sabbāsava Sutta MN 2)

Lậu hoặc (āsava) là các phẩm chất bất thiện rò rỉ từ cái tâm thô lậu, chưa được tu tập, chưa được phát triển đúng cách. Khi tâm còn thô thiển, nó không phải là một công cụ tốt, thậm chí nó có thể là kẻ thù tàn độc nhất làm hại mình, hại người, và hại cả hai (Ref. Pháp Cú 42- 43). Những thứ thô tạp chiếm giữ tâm, tạo ra các màu sắc khác nhau và ngăn ngại, làm cho khổ sở thì được gọi là Phiền Não (Kilesa). Khi các phẩm chất bất thiện như vậy tràn đầy tâm thức, làm cho tâm sôi sục, rò rỉ ra những phẩm chất bất thiện thì gọi là Lậu hoặc; bao gồm: dục lậu (kāmāsava, hữu lậu (bhav’āsava) vô minh lậu (avijj’āsava).

Tâm (citta) được phát triển nhờ hai phương pháp – thiền định và thiền tuệ (Samatha & Vipassanā)[1].  Trong triết học Phật giáo, tâm là một trong sáu căn môn (mano dvara), là ý căn (man’indriya), nơi các thông tin đến từ mắt, tai, mũi, lưỡi & thân thức được tâm xử lý và lưu giữ. Tâm thức (viññāṇa) không chỉ ghi nhận và xử lý thông tin, nó còn có khả năng chế tác, tạo ra những sản phẩm rất riêng biệt từ những thông tin qua các căn môn khác. Trong tiến trình tâm, bắt đầu từ Xúc (phasso), Thọ (vedanā), Tưởng (saňňā), Tư (cetanā), thì giai đoạn chế tác này bắt đầu từ Tư tâm sở, và được hướng dẫn, lèo lái bởi Tác ý (manasikāra). Tạo ra trạng thái đúng đắn/ hoàn thiện thì được gọi là Yoniso manasikāra – tác ý đúng đắn, và tạo ra cái phiền não / thiếu thiện xảo thì gọi là Ayonisomanasikāra – tác ý không đúng đắn.

Mặc dù tâm là một thực thể trừu tượng, khó nắm bắt, khó nhận dạng và khó đo lường được, nhưng lại là phần cực kỳ quan trọng tạo nên hạnh phúc hay khổ đau trong đời sống. Tu tập tâm là hiểu biết về tâm và hướng dẫn tâm phát triển đúng hướng. Đôi khi nó được miêu tả như quá trình thanh lọc (như lọc vàng), đôi khi nó lại được miêu tả như người nông dân làm vườn: chuẩn bị đất, gieo hạt giống, làm cỏ, vô nước, bón phân, vv để có được vụ gặt hái bội thu. Để làm được các công đoạn này cần phải có các phương tiện hay công cụ. Phương tiện này được gọi là Thiền, thường có hai phương pháp căn bản nhất được nhắc đến trong kinh điển Nguyên thủy.

“Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, thuộc thành phần minh. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Chỉ được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tâm được tu tập. Tâm được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc về tham được đoạn tận. Quán được tu tập, này các Tỷ-kheo, chờ đợi lợi ích gì? Tuệ được tu tập. Tuệ được tu tập, chờ đợi lợi ích gì? Cái gì thuộc vô minh được đoạn tận. Bị tham làm uế nhiễm, này các Tỷ-kheo, tâm không thể giải thoát. Hay bị vô minh làm uế nhiễm, tuệ không được tu tập. Do vậy, do ly tham, là tâm giải thoát. Do đoạn vô minh, là tuệ giải thoát.” (A.iii, I.10)

* Bhāvanā = bhāvitā bahulikatā – phát triển tâm là làm đi làm lại hành động phát triển. Có năm điều cần nhớ khi tu tập phát triển nhân cách là:

  1. Cira kāla Bhāvanā – long time cultivation – Phát triển trong thời gian dài;
  2. Nirantara – with no gap in practice – thực hành liên tục, không gián đoạn;
  3. Nirovasesa – phát triển đầy đủ các pārami. Không để sót phẩm chất tốt nào;
  4. Sakkacca – respectfully development – tu tập một cách nghiêm trang;
  5. Abhirati Bhāvanā – delightful cultivation – phát triển với tâm hoan hỷ, vui thích. Tu tập cũng nên vui vẻ thoải mái, không quá gò bó khiên cưỡng.

Tu tập lâu dài, tu tập không gián đoạn, tu tập đầy đủ không thiếu sót, tu tập nghiêm trang và tu tập với tâm hoan hỷ – đó là 5 yếu tố để thành công/ thành đạo.

Adhicitte ca āyogo – Refinement of the mind – Tu Tâm, làm đẹp từ trong ra ngoài

Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) những tâm sở thiện được gọi là Sobhana citta – tâm đẹp! và tâm sở bất thiện thì gọi là akusala citta, tâm không thiện xảo. Các tâm sở (cetasika) là những yếu tố góp phần ‘nhuộm màu’ trạng thái tâm theo các sắc thái của chúng. Nếu dòng chảy của tâm thức được ví như một dòng sông (viññāṇasota), thì các tâm sở chính là chất / thành phần có trong dòng nước đó; tạo nên màu của bùn đất rác rưởi, phù sa, hay là dòng nước trong xanh, tinh sạch không có nhiều tạp chất pha vào. Trong chuỗi sinh tử luân hồi bất tận, thức giới (viññāṇadhatu), đã bị tạp nhiễm rất nhiều sắc thái khác nhau từ những kinh nghiệm đã đi qua. Để trở về trạng thái uên nguyên (prakrti), dòng tâm thức cần được thanh lọc, loại bỏ các tạp chất làm nó uế nhiễm.

Tu tâm cũng được ví như quá trình lọc vàng, cần phải được từng bước đãi, rửa, loại bỏ các tạp chất từ thô đến tế. Người lọc vàng lấy quặng vàng từ chỗ có lẫn với đất, đá, sỏi, cát phải từng bước loại bỏ các tạp chất đó bằng nước. Khi có được bột vàng rồi, chúng vẫn còn lẫn với các loại quặng sắt và tạp chất nhỏ nhiệm khác, lúc này phải dùng lửa đốt, luyện để những tạp chất đó tan chảy và bỏ đi. Tiếp tục luyện, kéo, đập, tinh luyện cho đến khi chỉ còn vàng ròng chói sáng, mềm dẻo, nhu nhuyến có thể dễ dàng làm các loại trang sức khác nhau.

Cũng như vậy, một hành giả tu tập thì thấy các uế nhiễm, những hành vi (nghiệp thân – khẩu –ý) thô thiển, thiếu thiện xảo cần được thay đổi, cần phải từ bỏ. Quá trình này thường được miêu tả theo bốn bước: thứ nhất phải nhận thức ra vấn đề cần phải từ bỏ (sammadiṭṭhi – chánh kiến), hai là cam kết giữ giới (Sīla) để loại bỏ các hành vi thô thiển xấu ác quan thân và khẩu; ba là tu tập định tâm (samādhi) để loại trừ các cấu uế nơi tâm thức – trong tư tưởng; và bốn là dùng tuệ giác (paňňā) để nhổ tận gốc rễ các phiền nào ngủ ngầm không cho chúng sinh khởi nữa.

“Tỷ-kheo tu tập tâm cao thượng, còn tồn tại các phiền não thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỷ-kheo có tư lường, có sáng suốt, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi lại.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỷ-kheo tu tập tâm cao thượng, còn tồn tại các phiền não thuộc bậc trung, dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỷ-kheo có tư lường, có sáng suốt, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sanh khởi .

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, Tỳ kheo tu tập tâm cao thượng, còn tồn tại các phiền não tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tuởng không bị khinh rẻ. Tỳ kheo có tư lường, có sáng suốt, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt không cho chúng sanh khởi.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp). Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhứt tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép.

Nhưng đến một thời, này các Tỷ-kheo, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đọng lại, được nhứt tâm, được định tĩnh. Ðịnh ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhất tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

(AN. Tăng Chi Bộ kinh iii, phẩm hạt Muối, kinh số 100)

Trong trung bộ kinh, bài kinh tất cả lâu hoặc, đức Phật dạy:

Này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ (Bhāvanā-pahātabba-āsava)? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như lý giác sát tu tập niệm giác chi, niệm giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; như lý giác sát tu tập trạch pháp giác chi … (như trên) … tu tập tinh tấn giác chi … tu tập hỷ giác chi … tu tập khinh an giác chi … tu tập định giác chi … tu tập xả giác chi; xả giác chi này y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, nếu vị ấy không tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy có thể khởi lên. Nếu vị ấy tu tập như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ.[i]

Tu tập ở đây có nghĩa là phát triển, vun bồi bảy yếu tố (Bodhipakkhiya-dhammā – thất giác chi) dẫn đến giác ngộ. (còn tiếp)

Thiền Chỉ tịnh – Samatha

Chỉ Samatha được phát triển nhờ chú tâm trên một đề mục đã chọn để an trú tâm cho đến khi đạt đến nhất tâm (ekaggata citta)

10 Anussati – ten reflection, contemplation

(Anussati – Remenbering again and again)

Buddhānussati – recollection on the Buddha’s attributions

Dhammānussati – recollection on the dhamma’s purposes

Sanghānussati ­- recollection on the sangha’s virtues

Sīlanussati – Reflection on pure morality/virtues

Cāgānussati – contemplation of generosity

Devatānussati – contemplation of the excellent quality of celestrial world.

Upasamā sati – peace of nibbana

Maraṇānussati – mindfulness of the death

Kayagatasati – mindfulness of the body – quán thân;

Ānāpānassati – meditation on breathing in and out – thiền/ niệm hơi thở.

4 Appamaňňā – boundless abiding (brahma vihara)

bốn vô lượng tâm

Mettā (Adosa) – friendliness meditation –tâm từ

Karuṇā- compassion –tâm bi

Mudita – sympathetic joy – tâm hỷ

Upekkha – equanimity –    tâm xả (tatra-majjhattatā)

4 Arūpa Meditation

  • ākāsanaňcā yatana – không vô biên xứ
  • Viňňaṇaňca yatana – thức vô biên xứ
  • Akiňcānaňcā yatana – vô sở hữu xứ
  • Nevasaňňāmāsaňňā – phi tưởng phi phi tưởng xứ
  • Saňňā: contemplation on the disgusting nature of the eaten foods
  • Catudhātu … analysis of the four elements – phân tích tứ đại
  • Parikamma bhāvanā –chuẩn bị phát triển
  • upacāra bhāvanā – gần định, định cận hành, tâm bắt đầu phát triển. đã loại trừ 5 triền cái, tâm sáng tỏ, không còn bị các đám mây che phủ.
  • appamā bhāvanā – đã vào các từng thiền, tâm đại hành/ tâm đã phát triển

Aniccādi ākārena passati’ti vipassanā – thấy bằng các kiểu, bắt đầu từ vô thường (khổ, vô ngã), gọi là tuệ thiền.

Sabhāva Lakkhanā – speacific characteristic – tướng riêng

Samaňňā lakkhanā – general characteristic – tướng chung.

Yathābhūta Nāna – Trí hiểu sự việc như nó đang là

Mục đích chính của quán là thấy sự việc như thật.

  1. Sammasananànam: Tư duy trí là suy tư các uẩn do nhiều phần tử họp thành.
  2. Udayabbayanànam: Sanh diệt trí- Suy tư một giai đoạn khởi lên trong khi một giai đoạn khác diệt xuống.
  3. Bhanganànam – Hoại trí: Suy nghĩ mọi vật hướng đến chỗ băng hoại.
  4. Bhayanànam – Bố úy trí: Thế giới như đáng sợ hãi.
  5. Àdìnavanànam – Quá hoạn trí: Thế giới đầy những hoạn nạn, nguy hiểm.
  6. Nibbidànànam – Yếm ly trí: Ở đời, rất nhiều sự vật đáng yếm ly.
  7. Muncitukammyatà nànam – Dục thoát trí: Thế giới cần phải thoát ly.
  8. Patisankhànànam – Giản trạch trí: Lấy trí phân tích sự vật để giải thoát.
  9. Sankhàrupekkhà nànam – Hành xả trí: Thái độ hỷ xả đối với sự vật hữu vi, không tham, không sân.
  10. Anulomanànam – Thuận thứ trí: Nhờ thực hành và chứng được 9 trí trên, nên có trí này. Sở dĩ gọi là thuận thứ vì trí này tùy thuận với 37 trợ đạo phẩm và hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Tâm được ví như hồ nước hay gương soi, đôi khi cũng được ví như bầu trời. Như hồ nước, tâm phải trong lặng thì mới nhìn thấu đáy, mới phản chiếu hình ảnh chân thực được. Như gương soi, tâm phải sạch sẽ và bằng phẳng thì mới thấy được như chân như thực. Và đôi khi tâm lại được ví như mảnh vườn để cánh tác, nên trồng gì và không nên trồng gì. Tu tập tâm chính là biết tâm đang có phẩm chất nào, trạng thái nào hiện hữu, và hướng tâm như thế nào để các trạng thái tiêu cực giảm thiểu, trong lúc đó khuyến khích và bảo trì, làm tăng trưởng các trạng thái tâm có lợi, tốt đẹp và đáng nuôi dưỡng.

AN Vi, 54 có đoạn:

“—Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, thời cũng phải nguyện rằng: “Ta sẽ thiện xảo trong hành tướng tâm của ta”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thiện xảo trong hành tướng tâm của mình?

Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà hay một người đàn ông, còn trẻ, trong tuổi thanh niên, ưa muốn trang điểm, quán sát hình ảnh mặt mình trong tấm gương thanh tịnh trong sáng, hay trong một bát nước trong. Nếu thấy trên mặt có một hột bụi hay dấu nhớp gì, người ấy cố gắng đoạn trừ hột bụi ấy hay dấu nhớp ấy. Nếu không thấy hột bụi hay dấu nhớp, người ấy hoan hỷ thỏa mãn: “Thật lợi đắc cho ta! Ta thật là trong sạch! “. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát như vậy được nhiều lợi ích trong các thiện pháp: “Có phải ta được lợi đắc nội tâm tịnh chỉ, hay ta không được lợi đắc nội tâm tịnh nhỉ? Có phải ta được tăng thượng tuệ pháp quán, hay không được tăng thượng tuệ pháp quán?”

Phát triển tâm chính là sử dụng những phương thức để làm cho tâm sử dụng được như ý, đúng với mục đích tu hành. Trong MN 114, Kinh hành trì và không nên hành trì có nói: “Ta nói ý hành cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì; và đây là sự tương đối giữa ý hành”. Này các Tỷ-kheo, Ta nói tâm sanh cũng có hai loại: “Nên hành trì, không nên hành trì”.

Phát triển tâm bắt đầu từ việc nhận biết tâm. Các trạng thái tâm khác nhau, cách mà chúng sinh khởi và biểu hiện. Tâm được nhận biết qua ý thức. Trong pháp thiền Tứ Niệm Xứ, phần quán tâm (cittānupassana) có đề cập đến việc nhận biết các loại tâm hành đang hiện khởi trong tâm hành giả. Việc quán tâm ở đây đòi hỏi một sự trung thực thấy như thấy, biết như biết mà không phê phán, không chỉ trích, không đè nén hay mong cầu cho trạng thái này hay trạng thái khác phải như ý mình. Đó là một thái độ trung dung, khách quan và bình đẳng khi thấy các trạng thái tâm hiện khởi, chỉ nhận biết mà không phán xét. Các trạng thái tâm mà hành giả có thể thấy được liệt kê như sau:

1.      “Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham”; hay

2.      “Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham”; hay

3.      “Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân”; hay

4.      “Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân”; hay

5.      “Với tâm có si, biết rằng tâm có si”; hay

6.      “Với tâm không si, biết rằng tâm không si”; hay

7.      “Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp”; hay

8.      “Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn”; hay

9.      “Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại”; hay

10.  “Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại”; hay

11.  “Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn”; hay

12.  “Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng”; hay

13.  “Với tâm có định, biết rằng tâm có định”; hay

14.  “Với tâm không định, biết rằng tâm không định”; hay

15.  “Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát”; hay

16.  “Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát”.

“Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm.” (DN. 22. Kinh Đại Niệm Xứ)

Trên thực tế của đời sống hằng ngày thì có thể có nhiều trạng thái tâm hơn những thứ đã được liệt kê ở trong kinh Đại Niệm Xứ. Tâm vốn thiên biến vạn hóa và thay đổi nhanh hơn bất cứ vật gì nhận thức được. Tính chất biến hóa thay đổi nhanh chóng của tâm khiến cho nó trở nên rất trơn trượt, ảo hóa và khó nắm bắt chính xác.

 “Cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.”[v] (Sam. 12.Vii, 61)

Tính chất này cảu tâm khiến cho người

Tăng chi Bộ kinh, chương 2, phẩm 31 có viết:

“Có hai pháp tạo nên sự hiểu biết sáng suốt (viijā- Minh). Là những pháp nào? Chỉ tịnh (samatha) &thiền quán (vipassana).

“Chỉ tịnh được phát triển là để phục vụ mục đích nào? Tâm thái được phát triển. Và khi tâm thái được phát triển, nó phục vụ cho mục đích nào? Khát ái được dập tắt.

“Thiền quán được phát triển là để phục vụ cho mục đích nào? Trí tuệ được phát triển. và khi trí tuệ được phát triển là để phục vụ cho mục đích nào? Vô minh được đoạn tận.

“Bị ô nhiễm bởi tham ái, tâm không tự tại. Bị ô nhiễm bởi vô minh, trí tuệ không phát triển được. Như vậy từ sự dập tắt của khát ái, tâm được tự tại. Từ sự đoạn tận của vô minh, có sự giải thoát bởi trí tuệ.”

Này các tỳ-khưu, có những uế nhiễm thô tạp của vàng như bụi, cát, đá, sạn và đá sỏi. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đã lọc bụi đem đổ vào trong cái máng, rồi rửa sạch qua, rửa sạch lại, rửa sạch thêm nữa.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm bậc trung của vàng, như cát đá, sạn tế nhị và các hột cát thô tạp. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, còn lại những uế nhiễm tế nhị, như cát mịn và cát bụi đen. Người đãi lọc bụi hay đệ tử của người đãi lọc bụi rửa sạch, rửa sạch thêm nữa, rửa sạch hoàn toàn.

Làm xong như vậy, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại bụi vàng.

Rồi người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng bỏ bụi vàng ấy vào trong cái lò, rồi thụt ống bệ, thụt ống bệ thêm, thụt ống bệ cho đến khi vàng bắt đầu chảy, nhưng không chảy ra khỏi miệng lò. Vàng ấy được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, nhưng không chảy ra khỏi miệng lò, chưa làm xong, chưa sạch các uế nhiễm, chưa có nhu nhuyễn, chưa có kham nhậm, chưa có sáng chói. Vàng ấy còn có thể bể vụn và chưa có thể được tác thành tốt đẹp.

Có một thời, này các tỳ-khưu, người thợ vàng hay đệ tử người thợ vàng ấy lại thụt bệ, thụt bệ thêm nữa, thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng chảy ra khỏi lò. Vàng ấy lại được thụt bệ, được thụt bệ thêm nữa, được thụt bệ hơn nữa, cho đến khi vàng ấy chảy ra khỏi lò, được làm xong, được sạch các uế nhiễm, được nhu nhuyễn, được kham nhậm, và được sáng chói. Vàng ấy còn không bị bể vụn và có thể tác thành tốt đẹp. Và loại trang sức nào người ấy muốn, như vàng lá, hay nhẫn, hay vòng cổ, hay dây chuyền, người ấy có thể làm thành như ý muốn.

Cũng vậy, này các tỳ-khưu, tỳ-khưu tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thô tạp, thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành. Tỳ-khưu có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sinh khởi lại.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, tỳ-khưu tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử thuộc bậc trung, dục tầm, sân tầm, hại tầm. Tỳ-khưu có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt, không cho sinh khởi .

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, tỳ kheo tu tập tăng thượng tâm, còn tồn tại các kiết sử tế nhị, như tư tưởng về gia tộc, tư tưởng về quốc độ, tư tuởng không bị khinh rẻ. Tỳ-khưu có tư lự, có thông minh, từ bỏ, gột sạch, chấm dứt không cho chúng sinh khởi.

Làm như vậy xong, làm như vậy hoàn tất, chỉ còn lại các pháp tầm (tư tưởng về pháp).

Ðịnh như vậy không có an tịnh, không có thù thắng, không được khinh an, không đạt đến nhất tâm, nhưng là một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép. Nhưng đến một thời, này các tỳ-khưu, tâm của vị ấy được nội trú, lắng đứng lại, được nhất tâm, được định tĩnh. Ðịnh ấy được an tịnh, được thù diệu, được khinh an, đạt đến nhất tâm, không phải một trạng thái chế ngự thường xuyên dằn ép, tùy thuộc vào pháp gì tâm người ấy hướng đến để thắng tri, để chứng ngộ; vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến pháp ấy, dù thuộc loại xứ nào.

Nếu vị ấy ước muốn: “Ta sẽ chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, ngồi kiết già đi đến hư không như con chim, với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi phạm thiên;” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dù thuộc loại xứ nào.

Vị ấy nếu ước muốn: “Với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, ta có thể nghe hai loại tiếng chư thiên và loài người;” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dầu thuộc loại xứ nào.

Nếu vị ấy ước muốn: “Mong rằng với tâm của mình có thể biết tâm của các loại chúng sinh khác, tâm của các loài người khác. Tâm có tham biết là tâm có tham. Tâm không tham biết là tâm không tham. Tâm có sân biết là tâm có sân. Tâm không sân biết là tâm không sân. Tâm có si biết là tâm có si. Tâm không si biết là tâm không si. Tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú. Tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Ðại hành tâm biết là đại hành tâm. Không phải đại hành tâm biết là không phải đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm thiền định biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định biết là tâm không thiền định.Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát;” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dù thuộc loại xứ nào.

Nếu vị ấy ước muốn: “Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta sẽ nhớ rằng: ‘Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sinh tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sinh tại đây;’” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dù thuộc loại xứ nào.

Nếu vị ấy ước muốn: “Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, ta thấy sự sống và chết của chúng sinh. Ta biết rõ chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sinh ấy làm những ác nghiệp về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục, đọa xứ. Các chúng sinh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những vị này, sau khi thân hoại mạng chung, được sinh lên các cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, ta có thể thấy sự sống chết của chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ;” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dù thuộc loại xứ nào.

Nếu vị ấy ước muốn: “Do đoạn diệt các lậu hoặc ngay trong hiện tại, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát;” vị ấy có khả năng, có năng lực đạt đến trạng thái ấy, dù thuộc loại xứ nào. (AN 3:100)

 Trong một bố cảnh khác, khi một hành giả yêu cầu đức Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt để sau khi nghe pháp, ông có thể thực hành rốt ráo, đoạn tận khổ đau, ra khỏi sinh tử luân hồi. Thế Tôn đã trả lời:

“- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp vắn tắt. Con có thể hiểu được ý nghĩa lời của Thế Tôn thuyết giảng. Con có thể trở thành kẻ thừa tự lời Thế Tôn thuyết giảng.

2.- Vậy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:

“Nội tâm ta sẽ an trú, khéo vững trú. Các pháp ác, bất thiện sanh khởi không có xâm chiếm tâm và không có chân đứng”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.

3. Này Tỷ-kheo, khi nào nội tâm của Thầy được an trú, khéo vững trú, các pháp ác, bất thiện sanh khởi xâm chiếm tâm và có chân đứng, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:

“Từ tâm giải thoát sẽ được ta tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.

4. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:

“Bi tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập … Hỷ tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập … Xả tâm giải thoát sẽ được Thầy tu tập, làm cho sung mãn, làm thành cỗ xe, làm thành căn cứ địa, được làm cho kiên trì, được làm cho tích tập, được khéo tinh cần thực hành”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.

5. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, chỉ với tứ; cần phải tu tập không tầm không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:

“Ta sẽ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.

6. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập như sau:

“Ta sẽ sống quán thọ trên các cảm thọ … quán tâm trên các tâm … quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời”. Như vậy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải học tập.

7. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy, này Tỷ-kheo, Thầy cần phải tu tập định này với tầm với tứ; cần phải tu tập không tầm, với tứ; cần phải tu tập không tầm, không tứ; cần phải tu tập có hỷ, cần phải tu tập không hỷ; cần phải tu tập câu hữu với lạc; cần phải tu tập câu hữu với xả. Này Tỷ-kheo, khi nào định này của Thầy được tu tập, được làm cho sung mãn như vậy, khi ấy này Tỷ-kheo, chỗ nào, chỗ nào Thầy đi, chỗ ấy Thầy đi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ đứng, chỗ ấy Thầy đứng được an ổn; chỗ nào, chỗ nào sẽ Thầy ngồi, chỗ ấy Thầy ngồi được an ổn; chỗ nào, chỗ nào Thầy sẽ nằm, chỗ ấy Thầy sẽ nằm được an ổn.

8. Tỷ-kheo ấy, được Thế Tôn giáo giới với bài giáo giới này, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tỷ-kheo ấy sống một mình, thanh tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng đạt được mục đích mà các thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðây là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành. Những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán.”


[1]  “Dve me, bhikkhave, dhammā vijjābhāgiyā. Katame dve? Samatho ca vipassanā ca. Samatho, bhikkhave, bhāvito kamattha­ma­nubhoti? Cittaṃ bhāvīyati. Cittaṃ bhāvitaṃ kamattha­ma­nubhoti? Yo rāgo so pahīyati. Vipassanā, bhikkhave, bhāvitā kamattha­ma­nubhoti? Paññā bhāvīyati. Paññā bhāvitā kamattha­ma­nubhoti? Yā avijjā sā pahīyati. Rāgupak­kiliṭ­ṭhaṃ vā, bhikkhave, cittaṃ na vimuccati, avijju­pak­kiliṭ­ṭhā vā paññā na bhāvīyati. Iti kho, bhikkhave, rāgavirāgā cetovimutti, avijjāvirāgā paññāvimuttī”ti.

[2] Trung bộ Kinh số 2. “Katame ca, bhikkhave, āsavā bhāvanā pahātabbā? Idha, bhikkhave, bhikkhu paṭisaṅkhā yoniso satisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ; paṭisaṅkhā yoniso dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti … pe … vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti … pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti … passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti … samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti … upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ.”


[i][i]

Active hours

7 -11 am và 14-21 pm giờ Việt Nam

Contact Us

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc

Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam

Dhammaduta © 2024. All Rights Reserved.