Đạo Phật không phải là sự sùng bái cá nhân
Đạo Phật – Buddha sāsana là con đường giác ngộ, mặc dù bắt đầu từ đức Phật, người truyền bá những thông điệp mang tính ‘cách mạng’, đổi mới giữa những xã hội đã bị tín điều và niềm tin sai lầm dẫn dắt. Thái tử Tất Đạt Đa (Prince Siddhattha) đã rời hoàng cung, rời vị trí của một ông hoàng – người có nhiều khả năng thừa kế quyền lực và địa vị cao nhất của thế tục – để xuất gia tìm đạo, trở thành Sa môn Gotama. Sau 6 năm tu theo các trường phái thiền định & khổ hạnh ép xác, được tôn trọng, được chia sẻ vị trí lãnh đạo của các giáo phái tu hành của thời đó, nhưng Sa môn Gotama đã cảm thấy đó không phải là những gì mà mình tìm kiếm.(ref. MN 26, DN 14, SN 6.1). Đạo sĩ Gotama đã từ bỏ những thứ đó, tự khám phá một lối đi riêng cho con đường phát triển tâm thức của mình.
Sau này người tuyên bố đó là con đường Trung Đạo tránh hai cực đoan là lợi dưỡng vô độ và khổ hạnh ép xác – vốn là nhưng pháp không đưa đến an lạc, tịnh chỉ, ly tham và đoạn diệt các phiền não nghiệp chướng sâu dày. Con đường thiền định và thanh lọc tâm của người dẫn người thực hành đến nhận thức đúng đắn (Chánh kiến và chánh tư duy), đến các trạng thái cao thượng và vi diệu hơn để có thể điều tiết cảm xúc, suy nghĩ, nói năng và hành động – tương tác một cách thiện lành, biết buông bỏ những thứ thô thiển và chướng ngại, để thành tựu các trạng thái an lạc và hoàn mỹ hơn. Và rốt ráo, để thấy ra những sự thật vi diệu trong đời sống, tâm tánh an nhiên, thái độ trung dung tự tại giữa những đổi thay và diễn biến của thế gian vô thường.
Những ai đi trên con đường này đều có cơ hội để vượt ra ngoài ‘cái tôi’ bé nhỏ, cái ‘của tôi’ bất toàn, và ‘bản chất’ vốn không có tự tánh, nhưng bị chấp lầm, bị bám víu vào khiến khổ đau, xung đột triền miên. Những người ít nhiều có được những thành tựu trên con đường xuất trần, tu tập giới (sīla), định (samādhi) và phát triển trí tuệ (paññā), trở thành những nhân cách đáng được kính trọng, nể phục, và tỏa sáng. Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục đi đúng đường, thì họ không dừng lại thỏa mãn và đồng hóa với những thành tựu đó – và không trở thành một hiện tượng tôn sùng, để cho sự sùng bái cá nhân làm cho mờ mắt và đắm nhiễm trong danh vọng & quyền lực. Từ ngàn xưa các vị thánh A-la-hán đã biết được điều này.i Một người có các khả năng, thành công, có khả năng ảnh hưởng lớn lên nhiều người, đem lại lợi ích và niềm cảm hứng cho nhiều người thì được gọi là bậc chân nhân – Sappurisa trong Phật giáo. (Ref. AN iv. 8.38)
Một người có khả năng đem lại niềm tin và nguồn cảm hứng cho người khác – nhân cách của họ được hình thành từ những nỗ lực sống lành mạnh, sống có ý nghĩa, có năng lực và ý chí tiến thủ, biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc đến mọi người. Bậc chân nhân (Sappurisa) khi làm phước thì làm với tâm trượng phu, làm với sự kính trọng,iivv
Khi là một người lãnh đạo, bậc chân nhân có những phẩm chất được miêu tả trong trong kinh Phúng Tụng Saṅgīti Sutta (D 33), và kinh Das’uttara Sutta (D 34) và kinh Dhammaññū Sutta (A 7.64) cho biết thuật ngữ về Chân Nhân là người có bảy phẩm chất:
(1) là người biết Pháp [giáo pháp & chân lý] (dhammaññū);
(2) là người biết ý nghĩa và mục đích của pháp (atthaññū);
(3) là người biết chính mình [bản chất của bản ngã] (attaññū);
(4) là người biết chừng mực (mattaññū);
(5) là người biết thời gian thích hợp (kālaññū);
(6) là người biết hội chúng [biết mình đang ở trong hội nào] (parisaññū); và
(7) là người biết những khác biệt giữa các cá nhân (puggalaññū or puggala,parovaraññū).
Trong khi đó, sự sùng bái cá nhân là kết quả của một nỗ lực tạo ra một hình tượng lý tưởng, một vị anh hùng của thời đại – một vị lãnh đạo tài ba, anh dũng, sáng chói với hào quang mà chủ yếu là do ca ngợi & tưng bốc thái quá. Khi đám đông cần một hình tượng để noi theo, để làm một điểm trụ cho niềm tin để cùng hướng về một sự thay đổi, nổi loạn, hay gìn giữ một truyền thống (thế quyền hay giáo quyền), truyền thông liền xây dựng một hình tượng có những phẩm chất đáng mong muốn như vậy. Trong lịch sử đã xuất hiện những kiểu hình đó: như là lòng yêu nước thương nòi, và qua các phương tiện đại chúng, họ tuyên truyền, đưa đẩy phong trào lên tầm cao và rộng như mít tinh, biểu tình, vv, lấy hình tượng một người như là vị lãnh đạo vô song, vô đối để khơi dậy lòng nhiệt huyết của quần chúng tham dự.
Các chiến dịch truyền thông và gặp gỡ lãnh đạo cao cấp, những ‘bữa tối’ với nhân vật nổi tiếng này nổi bật kia, vv đem lại cảm giác hí hửng, thỏa mãn tính ham danh cho các ‘tín đồ’. Người ta, nhất là đám đông hay thể hiện, thích chạy theo ‘mode’ và đu theo trend.
Theo Britannica (https://www.britannica.com/topic/cult-of-personality)
Chủ nghĩa sùng bái cá nhân là một hệ thống được tạo ra có chủ đích, của nghệ thuật, biểu tượng, và nghi lễ được tập trung trên các tổ chức gần như tôn giáo được thể chế hóa, làm nổi bật một cá nhân – thường là người sáng lập hay người lãnh đạo lỗi lạc của tổ chức đó. Từ thế kỷ 20, chủ nghĩa sùng bái cá nhân thường hay được sử dụng để chỉ những lãnh đạo giáo phái/chính trị có sức lôi cuốn. Thường thì các vị lãnh đạo chính trị này được ‘truyền thông định hướng’ để tăng trưởng quyền lực của họ, khuếch trương lý tưởng của họ, và hợp thức hóa luật lệ của chính phủ có liên quan đến họ. Vì mối liên kết giữa cái sự sùng bái cá nhân lãnh đạo trong các hệ thống tập quyền, như chủ nghĩa phát xít ở Đức, và CNCS ở các nước liên bang Xô Viết, hay Bắc Hàn, mà từ này (personality cults) đã được hiểu rất tiêu cực.
Trong lịch sử nhân loại đã có những hiện tượng như vậy, Đại Đế Alexander là một ví dụ. Trong lịch sử cổ đại, thường hiện tượng sùng bái cá nhân đến từ các niềm tin mang tính tôn giáo đa thần cho phép việc giới thiệu thêm các vị thần mới vào trong tín ngưỡng của họ. Thường thì các vị thần này được xem như là con cháu hay có quan hệ huyết thống với các vị thần tiền bối, như vậy hàng hậu bối cũng được thần thánh hóa như là một cách hợp thức hóa trong các triều đại. Như vậy các nhà cai trị Ptolemaic của Ai Cập sau khi bị chinh phục bởi đại đế Alexander đã thiết lập một sự sùng bái cá nhân xoay quanh cả hai: vị hoàng đế vĩ đại này để biện minh cho việc họ cai trị hoàn toàn con dân Ai Cập và giữ mối liên hệ mật thiết với Hy Lạp và vùng Địa Trung Hải. Sự sùng bái cá nhân Alexander the Great đã thịnh hành trong thời đại La Mã -Hy lạp cổ đại đến nỗi người ta không tôn vinh ông thì cũng kính ngưỡng ông như một vị anh hùng cảu mọi thời đại, và các nhà điêu khắc, nghệ thuật gia viết về ông, tạo hình ông là cực kỳ phổ biến.
Một người nữa được thần thánh hóa và tôn vinh là Augustus
Tượng của Augustusm ặc tấm choàng Toga, làm bằng đá cẩm thạch vào thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Statue of Augustus dressed in a toga, marble, 1st century CE; at the Archaeological Ensemble of Mérida in Extremadura, Spain.
Các triều đại của các hoàng đế Roman cũng duy trì sự sùng bái cá nhân qua các triều đại, và tôn vinh các vị hoàng đế cai trị trước như thần thánh. Thông lệ này được bắt đầu từ Augustus, vị hoàng đế đầu tiên của các triều đại Roman, được tiếp nối bởi nền cộng hòa do người con nuôi Julius Caesar, người được phong thần sau khi đã chết. Còn Augustus tụ gọi mình là “con của thần thánh” để hợp thức hóa việc củng cố quyền lực của mình trong triều đại Roman. Tượng của ông và các thành viên hoàng gia được đặt khắp nơi trên đất hoàng gia. Và những nghi lễ mang tính sùng bái cá nhân được nhà nước bảo trợ là một phần quan trọng trong sự chuyển giao từ nền Cộng Hòa đến Công Quốc – cái tích hợp các thể lệ cảu cộng hòa kết hợp với quyền lực của chế độ quân chủ. Giáo phái có các đền thờ và các linh mục, và đã có những nghi lễ mà các thành viên hoàng gia cần hiện diện khi phong thánh các vị hoàng đế.
Điều này cũng tương tự trong các triều đại ở Đông Phương, nhất là Trung Hoa, xem vua như “Thiên Tử” – con trời, có định mệnh cai trị và thống lãnh thiên hạ.
Thái Tử Tất Đật Đa (Siddhattha) đã từ bỏ tất cả những danh lợi, quyền lực thế gian, ngay cả như một vị Chuyển Luân Thánh Vương (cakkavattī) cũng đã được ngài từ bỏ để tu hành, và cuối cùng thành một vị Phật. Ngay cả trước khi nhập đại Niết Bàn, xả bỏ thân người, từ giã thế giới này, ngài cũng khôgn chỉ định ai thay thế mình để lãnh đạo Sangha – tăng đoàn. Thay vào đó đức Phật đã dạy rằng hãy lấy Pháp và Luật (Dhamma- Vinaya) làm thầy, làm các tiêu chí hướng dẫn những người theo con đường giác ngộ mà ngài đã phát hiện.
Ngài tuyên bố mỗi người hãy là nơi nương tựa vũng vàng, là hải đảo/ ngọn đèn cho chính mình, không ai khác có thể cướp đi cái quyền tự quyết đó. Trong DN 26, ngài dạy:
—Này các Tỷ kheo, hãy sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác!
Này các Tỷ kheo, thế nào là một Tỷ kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán thân trên tự thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để có thể diệt trừ tham ưu ở đời, trên các cảm thọ … trên các tâm … sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để có thể diệt trừ tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy là Tỷ kheo sống tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chánh pháp làm ngọn đèn, lấy Chánh pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác.
Này các Tỷ kheo, hãy đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại. Này các Tỷ kheo, nếu các Ngươi đi lại trong giới hạn được phép của mình, trong giới hạn Tổ phụ các Ngươi truyền lại, thì Ma vương sẽ không có cơ hội để xâm nhập, không có cơ hội để nhắm vào đối tượng. Này các Tỷ kheo, chính nhờ nhiếp trì các thiện pháp làm nhân duyên mà công đức này được tăng thịnh.
- (Trường Bộ Kinh, 26. Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống)