Giảng sư: Ni sư, Tiến sĩ Pháp Hỷ

Ngày giảng: 27/04/2023 – Lớp thiền Tứ Niệm Xứ (khóa 2)

Người ghi: Diệu Tuệ (Nguyễn Thị Minh Nguyệt)

Chỉnh sửa: Tịnh Hảo (An Văn Tân)

Chúng ta tiếp tục học với nội dung Quán thân trong Kinh Tứ Niêm Xứ, Ni sư đã giới thiệu với quý vị đây là bài vô cùng quan trọng, nói về những pháp tu thiền khác nhau, là cốt tủy, xương sống, trái tim của thiền Phật giáo.

ātāpī : Nhiệt tâm

sampajāno: Tỉnh giác

satimā: Chánh niệm

Trong quán thân, quán đầu tiên chính là quán hơi thở. Tu tập tứ niệm xứ có công dụng quan trọng để thực hành và sử dụng giúp chúng ta sống chánh niệm tỉnh giác, công cụ đó là những tâm sở. Tâm sở đầu tiên là chánh niệm, nghĩa thứ hai là nhớ, nghĩ về, tỉnh giác hay trí tuệ trong hành động. Nghĩa thứ ba là nhiệt tâm, tinh thần, đây là yếu tố tinh tấn. 3 yếu tố này rất quan trọng trong thực hành hằng ngày. Nếu chúng ta không nhiệt tâm, nhiệt tình, cố gắng làm thì không có chánh niệm mà bất cứ điều gì chúng ta cũng không làm được. Chúng ta làm hời hợt, qua loa thì không đạt được bất cứ điều gì, ngay rửa chén, nấu cơm mà làm hời hợt qua loa thì việc rửa chén nấu cơm cũng không đi đến đâu. Quét nhà, lau nhà hay làm vườn, đánh máy hay bất cứ công việc gì trong đời sống. để làm tốt được bất cứ việc gì cũng cần sự nhiệt tâm, tinh cần, cố gắng nỗ lực này. Hãy để ý xem con cái quý vị, đứa nào lười biếng, dễ duôi, làm gì cũng qua loa sẽ rất chán. Lớn lên không cách gì nó thành công được. Do đó không chỉ trong thiền mà trong công việc hàng ngày, chúng ta phải có sự nhiệt tâm, tinh cần. Buổi sáng dậy lúc 5 giờ sáng ngồi thiền có nhiệt tâm, tinh cần phải không? Nếu như quý vị không có nhiệt tâm – tinh cần thì chúng ta còn ngồi đây nghe pháp và hành thiền không? Hay bây giờ chúng ta đang trên giường ngủ nướng? Yếu tố nhiệt tâm, tinh cần này khiến chúng ta thức dậy từ sáng sớm. Giữ vững sự nhiệt tâm, tinh cần, sống tỉnh giác vào buổi sáng sớm, để đón nhận những năng lượng an lành nhất, tốt đẹp nhất, trong sáng nhất. Do đó chúng ta có nhiệt tâm, tinh tấn để chúng ta có thể dậy và ngồi thẳng lưng chứ không phải nằm ườn trên giường.

Yếu tố thứ hai là tỉnh giác, nhiệt tâm một cách sáng suốt, tỉnh táo. Biết bằng tâm sáng suốt, tỉnh thức, không phải ngủ gà, ngủ gật, mê mệt. Biết, nhớ, nghĩ đưa tâm về hiện tại chứ không phải để tâm kéo về quá khứ hay lo lắng cho tương lai. Ngay hiện tại, chúng ta biết được đối tượng đang xảy ra và những gì đang xảy ra trên thân tâm mình.

Tứ niệm xứ có nghĩa là 4 nơi để mình an trú, chánh niệm.

Nơi thứ nhất là thân thể mình, vật chất làm nên con người mình. Thân này có hơi thở. Hơi thở cũng là phần vật chất. Chúng ta thở vào, thở ra. Chúng ta biết được mình đang thở vào, thở ra, thở vào dài hay ngắn, chúng ta biết mình đang thở vào dài hay ngắn, nặng hay nhẹ, thở ra dài hay ngắn, nặng hay nhẹ chúng ta thật biết rõ mình đang thở ra dài, ngắn, nặng, nhẹ. Vậy đó, thở như thế nào mình biết mình đang thở như vậy. Kết nối với cơ thể này qua hơi thở. Cơ thể sống được là nhờ có hơi thở. Nếu không thở nữa, chúng ta là một cơ thể chết. Có hơi thở có nghĩa là những chúng sanh đang sống. Hơi thở quan trọng như vậy nhưng rất ít khi chúng ta nhớ và thở một cách tự nhiên, mà lại đi nhớ nghĩ những thứ xa vời. Điều quan trọng nhất với chính mình lại không nhớ, như vậy gọi là lãng quên, thất niệm.

Chánh niệm có nghĩa là mình biết mình đang như thế nào, cơ thể này đang sống, đang hoạt động, đang vận hành như thế nào và mình biết rõ, đó gọi là niệm thân. Ta đang có cảm giác gì, đang thở vào, đang thở ra, đang hoạt động như thế nào, đang đi, đứng hay nằm, ngồi thì gọi là quán tứ oai nghi. Quán oai nghi được cấu thành từ những phần khác nhau, những yếu tố khác nhau mà chúng ta gọi là đất, nước, lửa, gió. Quán thân tứ đại hay là 32 thể trược.

Cơ thể này nóng, lạnh, cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với cái gì đó dễ chịu, cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy cái này, cái kia, cảm thấy như thế nào tới cái đó gọi là niệm Thọ hay quán thọ, biết được là những cái cảm giác đang sanh khởi trên thân này. Tâm của chúng ta phản ứng ra sao? Sự phản ứng của tâm có những ý nghĩ, trạng thái khác nhau thì cái đó gọi là quán tâm hay là niệm Tâm. Niệm tâm có nghĩa là biết được tâm đang ở trong cái trạng thái như thế nào, nó có tham hay không tham, sân hay không sân, si hay không si, tự tại giải thoát hay bị ràng buộc, nó đang tán loạn hay đang bị co hẹp lại, có giải thoát hay không có giải thoát, có định hay không có định. Đó là những trạng thái tâm khác nhau mà một người hành giả, một người thiền sinh quán tâm phải nhận biết được tâm của mình, tinh thần của mình đang như vậy. Tâm này không thuộc về vật chất, thọ cũng không thuộc về vật chất nhưng nó sanh khởi trên vật chất, trên cái phần vật chất này. Tâm cũng vậy, không thuộc về vật chất nhưng nó sanh khởi dựa vào các căn tiếp xúc với các trần. Những giác quan của chúng ta tiếp xúc với những đối tượng của nó tạo ra cảm giác. Cảm giác đó tạo ra những hiện tượng kích hoạt trạng thái tâm nào hiện hành thì cái đó là gọi là quán tâm hay niệm tâm. Những trạng thái có nhân duyên mới xuất hiện như vậy chứ không phải tự nhiên nó xuất hiện như vậy. Những nhân duyên khiến cho nó như vậy thì gọi là quán Pháp hay là niệm pháp. Đó là tổng quan về tứ niệm xứ.

 Điều quan trọng nhất là chúng ta biết rõ những gì đang xảy ra trong hiện tại, biết một cách sâu sắc, liên tục, thấu đáo chứ không phải hời hợt và biết tính chất chứ không phải chỉ là biết khái niệm. Nếu như chỉ biết khái niệm thì không gọi là thiền tứ niệm xứ. Bây giờ quý vị ngồi như thế này, co tay lại thử coi dài như thế nào, nắm tay lại thật chặt trên bàn tay này. Khi nắm chặt như vậy chúng ta cảm thấy như thế nào, biết co cứng đó chính là có chánh niệm trên thân, co cứng ở cái nắm bàn tay, những cái cơ nào căng lên, mềm chỗ nào, nóng lạnh chỗ nào, cứng chỗ nào, có cảm giác như thế nào khi những cái ngón tay tiếp xúc với nhau.

Chúng ta tác ý nắm lại thì nó mới nắm lại còn nếu như chúng ta không khởi tâm nắm vào thì tay chúng ta có nắm lại không? Đôi khi tự động nó nắm lại khi chúng ta sợ hãi, giận dữ nó nắm lại hay chúng ta cần làm cái gì đó, gọi là một tiến trình tự nhiên. Chúng ta có tác ý thì gọi là hành động có chủ ý. Trạng thái sợ hãi, hoảng loạn hay gì đó chúng ta nắm tay lại, giận dữ chúng ta nắm tay lại, tất cả đó là gọi là được điều động bởi cơ chế tự nhiên.

Một người hành thiền Tứ niệm xứ sẽ biết được mình đang sử dụng cái thân như thế nào, có tác ý hay không có tác ý. Tự nhiên nó như vậy thì cái tự nhiên đó gọi là thói quen hay là những cái phản ứng bản năng, còn có tác ý là người có tỉnh giác. Khi người có phản ứng bản năng thì cái đó được điều động bởi vô thức. Khi ấy, một người tứ niệm xứ sẽ ngay lập tức biết cơ thể đang ở tình trạng như vậy, … có cần thì thiết phải như vậy hay không? có cần thiết phải căng thẳng hồi hộp, bực bội hay không? Người tu tứ niệm chữ sẽ có chánh niệm tỉnh giác. Tỉnh giác này sẽ giúp cho người đang tu thiền biết được là không cần thiết và người đó sẽ tự điều chỉnh cơ thể của mình, không bị căng cứng hay ở trong cái trạng thái sợ hãi, bất an như vậy nữa. Người đó sẽ hướng tâm đến một cái đối tượng khác hay hướng tâm đến cơ thể của mình, có tâm từ. Thương cơ thể của mình đang bị căng cứng, đang bị phản ứng cực đoan và buông xả hết năng lượng bất thiện đó, để mình không bị cái năng lượng bất thiện khống chế quá lâu mà sanh ra bệnh. Đó là cái điểm khác biệt giữa người có tu thiền và người không có tu thiền. Người không tu thiền không biết khống chế, buông xả năng lượng bất thiện, không biết làm sao để thoát ra khỏi cái trạng thái đó. Người có tu thiền thì biết khi có năng lượng bất thiện khống chế, ngay lập tức họ biết và sẽ có tác ý, biết phương pháp để quay về trên thân, trên thọ, tâm, pháp. Trạng thái chạy theo đối tượng với ý nghĩ khiến cho họ sợ hãi, bất an hơn thì họ quay về cảm giác của mình trên thân thể mình. Khi thay đổi đối tượng như vậy thì cảm giác đó sẽ biến mất. Đó là cái cách đối trị với những trạng thái bất thiện, đem đến khổ đau, bất an, sợ hãi, lo lắng buồn phiền, những thứ không cần thiết. Người tu thiền sẽ từ bỏ những cái không cần thiết, không đem đến lợi ích nhưng đem đến tai hại, những trạng thái mà họ không mong muốn. Đó là trí tuệ của người có tu thiền. Chúng ta sẽ biết ứng xử với cơ thể, cảm giác, tâm trạng và những cái nhân duyên trong đời sống.

Con người không biết tu thiền chỉ làm theo bản năng, sự xúi giục của người khác, bị đưa đẩy theo cái dòng đời. Người có tu thiền sẽ có đủ trí tuệ và đủ sự sáng suốt, mạnh mẽ và quyết tâm để thay đổi mình theo chiều hướng tốt đẹp và tích cực hơn.  Thay đổi được nghiệp của mình hay không là do pháp tu thiền này. Đức Phật nói ngay từ đầu bài Kinh Tứ niệm xứ “Đây là một con đường, mà đôi khi được nhấn mạnh đó là con đường duy nhất để thanh tịnh chúng sanh, vượt qua khổ ưu, diệt trừ phiền não, thành tựu chính Chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn”. Lời tuyên bố hùng hồn và mạnh mẽ nhất được Đức Phật tuyên bố lên, chỉ có trong bài kinh tứ niệm xứ này. Quả đúng như lời tuyên bố của ngài, đây là một pháp tu mà có thể nói là tuyệt vời và nhất. Pháp tu mà sư đã thực hành 27 năm qua, không có pháp môn nào bằng pháp môn này giúp mình vượt qua phiền não, nghiệp chướng, giúp mình đứng vững trên đôi chân, trụ trên đất tâm và thực địa tuyệt vời, hữu hiệu. Chính vì công năng của pháp thiền Tứ niệm xứ nên sư quyết định khi dạy Thiền là pháp thiền chánh niệm này vì có sự hữu hiệu, lợi ích và bao hàm hầu hết các pháp tu khác trên con đường giải thoát mà Đức Phật chỉ ra cho chúng ta.

Điều may mắn chúng ta còn được học pháp tu này. Đức Phật dạy bài kinh này ở xứ Kuru, nơi có một nền văn minh rất phát triển hơn 7000 năm khi Đức Phật ra đời. Cho đến bây giờ, chư tăng và chư ni giữ gìn để cho chúng ta vẫn được học, được thực hành. Điều may mắn nhất của chúng ta là được gặp chánh pháp, hướng tâm về con đường tu tập, chánh niệm tỉnh giác vượt khỏi sầu, bi, khổ, ưu não trong đời sống của mình. Chúng ta đừng để cái may mắn đó vụt mất, hãy tinh tấn, tỉnh giác và chánh niệm trong từng phút giây liên tục, không để cho phiền não, bất an, lo lắng, buồn rầu, lười biếng, ích kỷ bất mãn, những trạng thái tâm bất thiện chế ngự thân tâm mình. Chúng ta phải để cho tỉnh giác trí tuệ, tình thương ở trong ngôi nhà tâm của mình. Pháp tu duy nhất để làm được điều này là chánh niệm, tỉnh giác hay là tứ niệm xứ, quay về an trụ trên thân thọ tâm pháp.

Bây giờ chúng ta sẽ có 30 phút cùng ngồi tĩnh tâm, hành thiền, nhìn ngắm thân tâm mình, lắng nghe cảm xúc của mình và nơi mà chúng ta gắn kết để có được chánh niệm, chú tâm, an trụ trên đó, không cho Tâm chạy về quá khứ hay vọng động với tương lai. Đó chính là hơi thở này. Khi ngồi thiền, chúng ta ngồi an nhiên vững chãi, giữ tư thế trang nghiêm nhưng thoải mái. Sau khi có tư thế vững chãi, trang nghiêm, thoải mái, ta khép mắt lại, miệng hơi mỉm, lưỡi cong lên đặt trên nóc họng, tác ý buông thư toàn thân, đưa tâm về trên cơ thể, tiếp xúc với cơ thể của mình “Mong cho tôi được hạnh phúc, an vui; mong cho tôi sống không hờn giận, không oán thù; mong cho tôi sống không khổ thân, không khổ tâm; mong cho tôi sống khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc, lâu dài”. Sau đó, đưa tâm xuống trán, tiếp xúc với trán của mình, cảm nhận vùng trán, mắt nhắm lại, thư giãn các cơ trên mặt, buông thư các cơ trên mặt; cảm nhận phần da mặt của mình, cảm nhận từng phần, từng phần một, trán, con mắt phải, mắt trái, sống mũi, má phải má trái, cơ miệng, thư giãn các cơ ở miệng, ở cằm, cảm nhận từng phần của cơ thể, xuống cổ, ngực, cảm nhận cảm giác nơi ngực, khi hơi thở vào ra, ngực hơi phồng lên, căng ra, cảm nhận sự ấm, lạnh ở trong ngực, chỉ cảm nhận trực tiếp đừng để cho tưởng tượng xen vào, cảm nhận cảm giác ở trong lồng ngực của mình, lan tỏa hơi ấm hay sự căng phồng đó xuống bụng, cảm nhận sự căng lên đó, xẹp xuống đó, ấm hay lạnh nơi ngực, nơi bụng, xuống bắp vế phải hoặc vế trái, đầu gối. Có thể giờ này bụng hơi đói và có thể có những cái luồng hơi gió ở trong bụng phát ra, cảm nhận nó ảnh hưởng như thế nào đến những phần khác của thân thể mình. Nhận biết đến đùi trái, đầu gối, đến cẳng chân, bàn chân và những ngón chân, cảm nhận toàn bộ cảm giác đó. Đi lên trên đỉnh đầu trở lại, và cảm nhận phần sau của đầu, ra phần sau của đầu, phần cổ, gáy, buông thư các cơ ở cổ và gáy, đừng để cho nó căng thẳng. Nếu nó căng cứng, hãy điều chỉnh cơ thể để các cơ ở gáy, vai cảm thấy thư giãn dễ chịu, đi xuống phần lưng cũng như vậy, buông thư, đến phần thắt lưng cảm nhận có sự căng cứng ở phần thắt lưng, hông, và đi xuống bàn tọa, cảm nhận sự xúc chạm khi mình ngồi trên Bồ Đoàn hay trên ghế hay trên tấm nệm, chúng ta cảm nhận sự xúc chạm đó với sức nặng của cơ thể đè lên; cảm nhận cứng hay mềm, vững chãi hay không vững chãi, cảm nhận phần sau của cơ thể cho đến gót chân, rồi lên đỉnh đầu trở lại và đi xuống phần bên phải của cơ thể, qua tay phải, qua bờ vai phải, buông thư, thư giãn các cơ ở bờ vai phải, cánh tay phải, khuỷu tay phải, bàn tay phải cho đến các ngón tay phải, cảm nhận mu bàn tay phải ở trên lòng bàn tay trái, cảm nhận sự xúc chạm đó các ngón tay có thể tự nhiên hay không hay đang căng cứng, làm cho các bàn tay của mình được thư giãn tự nhiên và cảm nhận sự tiếp xúc hơi ấm ở hai lòng bàn tay trên các ngọn dài. Nếu có chỗ nào có cứng khó chịu, hãy buông thư, hãy làm cho nó dễ chịu. Cũng như vậy trở lên trên đỉnh đầu đi xuống bên phía bên trái của cơ thể, qua tay trái, bờ vai trái buông thư làm cho dễ chịu các cơ trên bờ vai trái, cần cổ trái, cánh tay trái, khuỷu tay trái cho đến bàn tay trái, cảm nhận lòng bàn tay trái và các ngón tay, cảm nhận hai ngón cái đang xúc chạm vào nhau và có cảm giác như thế nào, nó có tự nhiên hay không hay gò bó khó chịu. Nếu có gò bó khó chịu, hãy tác ý làm cho nó dễ chịu, thoải mái. Sau khi đã rà soát toàn thân, làm cho toàn bộ cơ thể của mình cảm nhận toàn bộ cơ thể của mình như vậy, bây giờ hãy thở vào một hơi thật sâu và cảm nhận hơi thở đi vào cơ thể, luồng hơi đi vào cánh mũi mình cảm thấy như thế nào, có phập phồng không, có sự xúc chạm của luồng hơi vào cánh mũi và luồng hơi đi vào nóng hay lạnh, cảm giác khoan khoái dễ chịu không hay cảm giác gò bó, hơi thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi, buông thư và cảm nhận luồng hơi đi vào và đi ra ở nơi cánh mũi có sự đè nén hay không, sự xúc chạm cảm thấy thế nào và sự ngứa ngáy khó chịu hay không? nhận biết những gì đang xảy ra khi chúng ta thở vào, nhận biết những gì đang xảy ra khi chúng ta thở ra để cho tâm hoàn toàn an trú trên hơi thở, không suy nghĩ mà chỉ nhận biết mà thôi. Tâm có sự liên tục nhận biết những gì đang xảy ra trên hơi thở, chúng ta gọi là thiền dùng hơi thở làm đề mục niệm thân qua sự nhận biết hơi thở và đây là một pháp thiền rất phổ biến, đem đến sự an tĩnh cho tâm hồn, khiến cho các vọng tưởng được chấm dứt, khiến cho những suy nghĩ linh tinh lắng dịu và không có cơ hội phát triển. Hãy an trú tâm thức, nhận biết qua hơi thở, kết nối với cơ thể của mình, hoàn toàn an trú ở đó, không để tâm sao lãng ra bên ngoài. Nếu tâm lang thang ra bên ngoài, hãy đưa tâm về trên hơi thở để nhận biết mình đang thở vào hay đang thở ra, pháp thiền này khiến cho chúng ta tập trung được, không để tâm lang thang, suy nghĩ cái này một chút, trôi nổi chỗ này chỗ trôi nổi chỗ kia và sống hoàn toàn trong thân, biết mình đang sống như thế nào. Thiền hơi thở chính là đưa tâm về trên cơ thể của mình để nhận biết cơ thể sống của mình đang hoạt động ra sao và qua sự nhận biết, sự an trú này tâm của chúng ta được thảnh thơi được nghỉ ngơi được an trú và những phiền não bất an lo lắng không cần thiết sẽ không xuất hiện. Đây là bài tập cực kỳ quan trọng do đó hãy làm đi làm lại để mình có thể an trụ trên hơi thở bất cứ lúc nào. Nếu tâm lang thang ra bên ngoài, hãy đưa tâm về trên cơ thể để nhận biết mình đang thở vào hay đang thở ra. Nhận biết hơi thở nóng hay lạnh, nặng hay nhẹ, nhận biết hơi thở ấm hay lạnh, nhận biết cơ thể của mình đang phồng lên hay xẹp xuống. Nếu có tê, đau mỏi, nhận biết những cảm giác đó trở về trên hơi thở, không để cho Tâm thức của mình lang thang hay mông lung ở đâu đó. Thấy gắn kết với hơi thở và tình cảm để nhận biết tất cả những gì đang xảy ra ở đây và bây giờ./.

Sampajano – tỉnh giác, trí tuệ trong hành động

Atapi – nhiệt tâm, tinh cần

sati là biết những gì đang xẩy ra trên thân tâm mình

1. thân thể, phần vật chất làm nên con người mình

Q&A (trên lớp và messenger)

Q: Khi con rơi vào cơn cảm xúc hoặc  xuất hiện tâm bất an con nhận biết điều đó nhưng phần nhiều  con chưa thoát ra khỏi nó được. Con phải làm sao. Sư giúp con với ạ. Con biết ơn Sư ạ.

A: Khi rơi vào cảm xúc mành hay là tâm bất an để cắt đứt cái dòng cảm xúc đó là hãy quay về trên cơ thể của mình quay về để cảm nhận trong lồng ngực mình khi đó cảm thấy như thế nào tim mình có đập nhanh không rồi tay mình có co cứng lại hay không đừng có chạy theo cái cảm xúc đó cũng đừng có chạy theo cái ý nghĩ trong đầu mà hãy quay về trên cơ thể của mình và cảm nhận

cơ thể của mình đang như thế nào khi có cảm xúc này và hãy An trù trên cơ thể và trên cảm giác đừng có chạy theo cảm xúc đó hãy làm như vậy Tập đi Tập lại thì dần dần cái dòng cảm xúc đó nó sẽ bị cắt đứt Các cụ có thể quay về trên hơi thở Xem khi đó hơi thở mình Mạnh hay nhẹ như thế nó có gấp gáp hay không là nó có trùng xuống hay không quay về trên cảm giác thực chứ không phải là chạy theo những cái cảm giác ảo hoặc là ý nghĩ trong đầu thì đó là cách hữu hiệu nhất để cắt đứt cái dòng cảm xúc mạnh

Q: con xin gui lai cau hoi cua a/c Thien sinh a1. Dạ Thưa Sư Nhân Duyên tình cảm đời này gây cho mình đau khổ có phải do kiếp trước không ạ hay do duyên khởi kiếp này, Những người mình gặp gỡ đa số là duyên kiếp này đúng không ạ?

A: cùng có thể là kiếp này cũng có thể là kiếp trước và có thể là cả hai tự dưng mình gặp người đó mình mình thương và mình để ý đến người khác đó không phải là tự nhiên mà là trước đây nó phải có cái mối liên hệ gì đó rồi trong quá khứ nó có mối liên hệ gì đó hoặc là người đó có cái gì đó giống với một người mà mình thương hoặc là người đó có cái gì đó giống với người mà mình ghét là người có đó có cái gì đó quen thuộc tâm lý học thì họ nói là thường con gái sẽ mất cách vô thức thầy chọn cái người con trai hơi giống cha hay là anh mình và người con trai nó cũng một cách vô thức nó sẽ chọn cái người phụ nữ hơi giống mẹ hoặc là chị hay em gì đó của mình cái này là vô thức thôi ý thức được Tại sao chúng ta lại thích đối tượng nói chúng ta lại tiếp cận với tưởng đó chúng ta lại có cảm giác như vậy nhưng trên thực tế là nó có những cái doanh nghiệp trong quá khứ khiến cho chúng ta có cảm giác như vậy khiến cho chúng ta có ràng buộc với cái đối tượng đó hoặc là chọn cái đối tượng như vậy thì Cái đó là cái duyên này đã đến từ quá khứ là đến từ hiện tại và cả hai cùng tương tác thì mẹ sẽ tạo ra cái duyên đó còn đau khổ cho nhau thì đó là do là bất thiện tương tác một cách bất thiện thì nó sẽ đem lại đau khổ tương tác một cách có trí tuệ có tình thương khiến nó đem đến khi ăn lạc hạnh phúc từ cách mà mình tương tác với đối tượng đó thường phần lớn là theo cái thói quen của mình và những cái thói quen nữa mình dẫn dắt mình nó khiến cho mình có cái cách tương tác như vậy thói quen đó bị ảnh hưởng bởi những cái kinh nghiệm quá khứ và tiền chính là đưa mình ra khỏi những cái kinh nghiệm quá khứ để mình biết rõ nhận diện và an trú với kinh nghiệm của hiện tại do đó thiền đưa đến điện thoại ra khỏi những cái trạng thái bất thiện mà do ảnh hưởng của quá khứ hay là do lo lắng cho tương lai.

Q: Thưa Ni Sư ạ khi Ý khởi lên suy nghĩ không tốt nhưng chưa hành động bằng thân và khẩu thì có tạo ra nghiệp xấu ko ạ

A: bất thiện hay là tà tư duy trong bát chánh đạo thì nó được gọi là ta Tư duy và nghiệp đó là nghiệp Ý mặc dù nó chưa thành khẩu nghiệp và thân nghiệp nhưng đã có tài tư duy rồi Và nếu như không cẩn thận nó sẽ trở thành khẩu nghiệp và thân nghiệp

Q: Thưa Ni Sư cho con hỏi việc sống có chánh niệm, tận hưởng từng phút giây của hiện tại thì có mâu thuẫn với nhịp sống hối hả của xã hội hiện tại không ạ, nếu duyên chưa đủ chưa cho phép mình chậm lại chưa cho phép mình không nỗ lực tìm kiếm vật chất thì phải làm sao để tiến bộ được ạ!

A: Nếu duyên chưa đủ chưa cho phép mình chậm lại chưa cho phép mình không nỗ lực Tìm kiếm vật chất thì làm sao để tiến bộ được ạ mấy câu hỏi đặt rượt lạc vào sự mâu thuẫn trên thực tế thì trong trầm nải định giả bình an sẽ giúp cho mình rất nhiều con mình có hối hả Chạy theo như vậy với cái tấm rỗi rắm thì mình có thể thành công được không sư thấy trước mặt sư bây giờ đang ngay bên cạnh xưa có người như vậy luôn luôn hối hả luôn luôn là Vội Vàng Bác Làm cái gì cũng không đến nơi đến chốn hết và cuộc đời của người đó Từ nhỏ đến lớn của hối hả vội vàng như vậy Và cho đến bây giờ cái gì cũng tuột khỏi tầm tay hả rớt mấy chục năm là tưởng là tạo dựng được sự nghiệp tưởng là có con cái dựa vào con nhưng bây giờ tất cả tuột khỏi tầm tay vì cái tâm hối hả vội vàng lo lắng bất an đó người đó ngay trước mặt sư bây giờ nay đang sống với sư và chưa biết người đó từ khi người đó mới 5 tuổi và sư mới 3 tuổi bà cho đến bây giờ người đó vẫn cứ hối hả vội vàng và khi sư giận nói là phải chậm lại phải quản chiếu chứ đừng có bị hối thúc và luôn luôn mà chạy đua với thời gian luôn luôn chạy đua với thời cuộc như vậy nhưng người đó không bao giờ lắng nghe được hết Và cho đến bây giờ Mọi thứ tuột khỏi tầm tay do đó hối hả vội vàng bất an lo lắng là những thứ không cần thiết của đời sống và chỉ làm cho đời sống của mình rối rắm hơn mà thôi Và đó chính là nguyên nhân của mọi thất bại trong đời sống do mình nói mà không suy nghĩ hậu quả của nó như mình làm mà không biết được là cái công việc làm của mình những việc mình làm nó cần thiết hay không và vì không thiếu trí tuệ như vậy thiếu học hỏi phiếu huấn luyện như vậy dành cho người lỗi lầm rất nhiều mất rất nhiều năng lượng nhưng mà kết quả không điện rất nhỏ không đi đến đâu cả và thực sự kết quả rất tệ và suốt cả đời của người đó chỉ có hối à Bất An lo lắng rồi oán cuối cùng rồi là tự ti rồi oán trách như vậy có cần thiết hay không Cứ tiếp tục hối hả Đi tiếp tục sống với cái Tâm bất an lo lắng ganh đua đó đi và kết quả sẽ như thế nào đoạn cuối của Cuộc đời rất bi thương rất tội nghiệp và để tránh kịp đối diện với bi thương tội nghiệp cho những người đã thường quên rơi vào Quên Lãng người đàn ông thì rơi vào rơi vào trách móc cuộc đời sao bạc đãi miền trên thực tế là mình chưa bao giờ nhìn lại để coi thử tự mình có bạc đãi mình không Mình bạc đãi mình rất nhiều bằng cách không hưởng thụ cái giây phút đang là phải không chuyện Nguyên bạc đại niên mỗi ngày mỗi giờ mỗi phút mà không thấy đừng cứ nghĩ là cuộc đời Bác đãi mình tại sao lại không cho phép mình được hưởng hạnh phúc trong hiện tại An Nhiên nhiều với những gì đang làm mà lại bạc đãi mình bằng cách lo lắng bất an cho những cái đã xảy ra rồi không chữa được nữa những gì chưa xảy ra cũng không tác động lại đến được Từ miền Bắc Đại mình trước rồi sau đó lại nói là cuộc đời Bác đãi về mình tự mình đánh mất mình trước rồi Sao lại nói Tại sao người ta trung thành với mình mình có trung thành với mình chưa Hay là mình vẫn thường trống trong quần Lãng sống trong sự vô minh ái chấp ái chấp là cái điều rất kinh khủng hồi hầu hết đau khổ trong tình cảm là do Ái chấp khi miệng có ái chấp và nhung nhớ thương xót thương cảm đê mê về một người nào đó đó là mình đang bác đãi mình bạc đãi mình mà mình không biết rồi mình lại đi chụp đi stress mất người ta bảo đại Nể mình bạc đại niền mà mình không biết mình đã trách móc cuộc đời sao không công bằng với mình tự mình không công bằng về mình mà mình đâu có dám hưởng thụ cái giây phút đăng là phải không đâu có dám Sống chậm lại để tiếp hạnh phúc của chị mình với cơ thể của mình với hơi thở của mình với cảm giác của mình Mình quên mình như vậy mà biểu người ta phải nhớ mình là cái chuyện rất ngu ngốc và phần lớn chúng sanh sống ngu ngốc của bồ mình nhiều vậy cho nên chiến tranh bạo động đau khổ tràn ngập thế gian do 99,9% chính con số 9 sống ngu ngốc như dại vô mình như giải thiếu hiểu biết như vậy cho nên đừng trách Tại sao thế gian này để những cái đau khổ bất an vì phần lớn chúng sanh sống như vậy và mình thấy hầu hết người sống như vậy Mình cũng sống như họ để cho giống họ phải không đó cũng là đi theo cái giọng vô minh ái dục khác nữa người tu là người biết trụ lại để biết cái gì nên cái gì không nên cái gì là sáng suốt cái gì là vô minh cái gì là cần thiết và cái gì là không cần thiết để đừng có hành động một cách ngu ngốc và quân Bình và dòng chảy của ái dục và những cái cái dòng chảy của cái đời sống xung quanh mình đánh mất mình trong đó tự mình bạc đãi về mình thanh niên không dám ăn những hạnh phúc hàng giây phút đang là rồi sau đó lại trách móc cuộc đời bạc đãi với mình tự mình quên mình rồi hãy nói Tại sao người ta không nhớ mình nói chung Chúng tôi có những cái mong cầu và những cái suy nghĩ rất rất ngu xuẩn một con người chưa giác ngộ Phần lớn nó sống với những cái ngu ngốc của họ mà không biết nghe rõ họ cứ trách móc đủ thứ càng Tu sẽ càng thấy trượt ra mình ngu như thế nào và mình cười mình có thể bật cười về cái điều đó và tự điều chỉnh miệng lại chứ không phải tu là là để thấy mình cao siêu dễ đó sư thầy mình tu mình phải trở về với ngốc mình dại như thế nào khi thấy được phiền não chảy ra có nghĩa là mình mình đang chìm đắm trong mùa mình trong nghiệp chướng cho nên mình mới bị như vậy Còn mình biết cách ra khỏi nó Đương nhiên mình không bị những cái chuyện đó mình có thể không có gì cả mà vẫn có niềm vui hạnh phúc đó là trạng thái của một ông sư từ một nhà xuất nhập Vua mà trở thành được nhận được cái sự khỏe lạc đó nhưng khi giác ngộ rồi trở thành một ông sư và ngồi dưới gốc cây thiền hơi thở thôi Ông thấy cảm nhận được tất cả những người khỏe là ngay chim hở cảm nhận được cái hơi luồng gió trên cơ thể trên mặt của mình còn trước đó là một ông vua có ở lính canh rất nhiều Gươm giáo sát ngời sáng loãng vẫn nằm ở trên cái sàn tỏa bằng vàng ngọc Nhưng mà ông không bao giờ ăn được hết vì cái tâm chưa được huấn luyện chưa được tu tập và cái chỉ chạy theo những chữ cái giá trị của thế gian và cuối cùng thì bị đưa đẩy bị dồn nén sống một cách khốn khổ mặc dù có tất cả mọi thứ nhưng mà càng có nhiều lại càng khốn khổ hơn còn người tu biết buông bỏ họ có rất ít nhưng mà họ rất thảnh thơi rất bình an theo

Q: Kính bạch sư cô, sư cô cho con hỏi việc học vi diệu pháp có cần thiết khi hành thiền tứ niệm xứ không ạ

A: theo sư thì không cần thiết lắm khi không Hành Thiện tử niềm chữ thì có thể học được biết nhưng mà khi đang hành Thiện tử niềm tự phải bỏ tất cả những kiến thức đã ra bên ngoài đi tư niềm chữ đã biết những gì đang xảy ra chứ không phải là biết qua những cái khái niệm mà ví dụ pháp để dạy mình qua những cái khái niệm Do đó những cái khái niệm đó nó có thể trở thành cái chướng ngại cho mình khi hành thiện trí nhớ khi trước bước qua thiền viện Thiên Minh và trợ lý của ngài là thiền sư petroniya luôn luôn nha phải bỏ tất cả kiến thức của vi Diệu Pháp của kinh điển của mọi thứ khác ở ở ngoài cổng thiền viện Hãy bước vào cổng thiền viện với tâm không nhưng một đứa trẻ chưa biết gì cả và bắt đầu tu tập từ đầu không được mang theo những kiến thức những khái niệm đó vào trong bờ biển để đừng có bị ngăn cản là có những người họ thực ra họ không Hành Thiện họ chỉ nhận biết qua những cái khái niệm thôi và đó là cái điều đáng tiếc cho họ họ không tiếp xúc được với cái những cái thực họ chỉ có thể tiếp xúc được qua khái niệm do đó hoặc nhất là ví dụ pháp cũng làm cho chúng ta trở thành cái chướng ngại như vậy Còn khi không trong cái khóa Thiền Tự niệm chữ có thể học từ YouTube Giáo Pháp sư không cấm nhưng mà trong khóa điện tử ném chữ thì chỉ được học tự niềm

chữ và học những kinh điển liên hệ đến từ những chữ thôi

Q: Xin Ni sư cho con hỏi: Trong lúc thiền, con tập trung ý nghĩ, quan sát hơi thở, đến lúc xao nhãng việc đó thì con đi lang thang khắp cơ thể, quan sát những thay đổi trên cơ thể như bị ngứa, bị tê, v.v.. rồi con lại trở về với hơi thở. Như vậy có đúng k ạ?

A: Không được chúng tôi có thể quan sát hơi thở và một chút nào đó chúng tôi có thể đẹp trên toàn thân của cơ thể đi lang thang và quét để cảm biết được cái cơ cảm giác trên cơ thể của mình như thế nào và làm như vậy 1 2 vòng thôi rồi quay về với hơi thở thì là chúng ta sẽ không bị nhàm chán và cũng không bị là thất niệm đó cũng là những cái cách khác nhau để mà niềm thân Hơi Thở cũng là thân và ra quét trên cơ thể cũng là thân thì nhận biết cái thân mình ở chỗ này hay ở chỗ kia như vậy rất khó vào đỉnh nhưng mà ít nhất vẫn có chánh niệm tỉnh giác được

Q: Thưa ni sư, có banj con bảo đừng có tập thiền  vì không cẩn thận sẽ tẩu hoả nhập ma. Nếu bị như thế thì có thể hóa giải được không và biểu hiện như thế nào ạ?

A: Thiền Tông hỏa nhập ma là thiền không có người hướng dẫn và có những cái mong cầu phi lý do đó thiền mà thiền Tứ niệm xứ sự chưa thấy ai điện tử nhằm chửi mà bị tẩu hỏa nhập ma hết mất số người thiền định hoặc là tiền thành chủ và thiền có những cái tưởng của mình thì mình dễ bị tẩu hỏa nhập ma con Thiền Tự niệm chữ đã an trú trên Hiện tại trên thân Thọ tâm và áp là những cái mà mình đang có đang là mình tự niệm chữ một cách đúng đắn không bao giờ bị tẩu hỏa nhập ma những người vô hạn như vậy là những người không biết tiền là gì cả người viết thiền là gì

Q: Thưa Sư, khi con chánh niệm trên hơi thở, con thấy hơi thở rất nhỏ, nhẹ, không cảm nhận hơi thở rõ ràng nữa. Khi đó con nên tiếp tục như thế nào ạ?

A: để nhận biết hơi thở và có thể chờ ở nơi cái lỗ mũi chờ mà thôi lang thang trên cơ thể và trao đổi quay về với thợ Chúng ta sẽ nhận thấy hơi thở và đỡ đó thì hơi thở không có hề mất đi chỉ vì là khi hơi thở thiền một hồi đó thì là tâm của chúng ta tĩnh lặng Thanh Tâm tĩnh lặng để hơi thở Nóng cần nhiều ở chi gan nữa Do đó hơi thở nó trở nên tự động trở nên rất nhẹ và khi trở nên rất nhẹ như vậy mà tâm không sáng suốt không tỉnh giác đủ thì sẽ không bắt được cái hơi thở trên thực tế hơi thở vẫn có đó do đó hoặc cần kiên nhẫn chờ một chút ở nơi lỗ mũi hoặc là cho tâm đi khắp cơ thể và quay trở lại thì sẽ thấy hơi thở vẫn ở đó chứ không có đi đâu hết nữa

Q: Thưa Ní Sư, khi con quán hơi thở , con hay bị đổ thân trên về phía trước, xin ni sư giải giảng cho con là sao ạ

A: chú tâm nhiều mà một câu hỏi nữa là xong trong thời thiền Tứ niệm xứ còn có thể dùng cách thiền bảo vệ bút đô để kéo tâm về không ạ Có thể thiền tâm từ Mỗi ngày không ạ khi đi sư Con xin cảm ơn ni sư ạ trùng tên vẫn có thể dùng để đề tài bút thôi nếu như chúng ta cảm thấy khó ăn đủ tiền hơi thở hay là trên niềm thân và chúng tôi cũng có thể thiền tâm từ thì đó là hai cái pháp thiền bảo vệ và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thực hành nó vì nó là pháp thiền bảo hộ và hỗ trợ mọi lúc mọi nơi cho nên sư mới dạy trước để khi những người không Quán thân được những người không quán hơi thở được họ có thể dùng những đề mục đó đó là lý do tại sao sư lại dạy nó trước khi cải thiện hơi thở hay những cái đèn mục khác là để nó trở thành hành trang của quý vị trở thành công cụ của quý vị của các thiền sinh mọi lúc mọi nơi khi chúng ta không phải ai cũng Thiện hơi thở được đâu có những người kiếm tiền hơi thở được cho

nên tiền Trung mahashi Mình nghĩ ra là cái thiền bụng trông trẻ của bụng vì người ta không theo dõi được hơi thở nơi lỗ mũi thì các ngài thiền sư mới chết ở bụng Còn nếu như họ Thuyền nó hơi thở được thì đương nhiên các Thiện riêng không phải chế ra cái đề tài thì nó cũng không chặt được vì có những người không thể nào thiện hơi thở được không quen như vậy mà không làm được thì họ có thể thiện tâm từ hoặc là thiền niệm phật bất thường hoặc là Thiền Quán bất tỉnh hoặc là thiện Niềm vô thường bất cứ đề mục

nào mà mình đã học mình đều có thể thực hành mọi lúc mọi nơi Chúc mọi người một ngày an lành nhiều năng lượng thiền lành

Q: Trong thời thiền tứ niệm xứ con có thể dùng cách thiền bảo vệ budho để kéo tâm về không ạ? Có thể thiền tâm từ mỗi ngày ko ạ? Thưa ni sư?

A: Chỉ ghi nhận các hiện tượng và hình ảnh đó như chúng đang là. Quay về trên hơi thở và cảm giác thôi.

Q: Da thưa Sư con ngoi khoảng chut thì thấy tay nặng như ôm quả cầu,và có đốm sáng các màu bay gần vao trán con ,lúc đó con thấy luống cuống va quay về hơi thở.khi xả Thiền tay con vẫn nặng và nóng khắp ngừoi a.

A: Chỉ cần cố gắng giữ chánh niệm. Đôi khi nên để thân tâm thư giản, chỉ lắng nghe sâu, không cần cố ý gắn hay trụ tâm vào đâu.

Q: Thưa Ni Sư lúc ngồi thiền con cố gắng buông bỏ mọi thứ mà khó quá ạ. Con cố trụ tâm vào hơi thở của mình mà chỉ được 1 lúc rồi nó lại len lỏi những thứ khác vào ạ.

A: Diệu Âm làm như vậy là đúng rồi

Q: Thưa Sư, khi có suy nghĩ con nhận biết và con có ý niệm là nó ko có lợi ích, rồi quay lại hơi thở thì như vậy có tự nhiên hay là bị quan niệm nắm giữ và loại bỏ ko ạ, con xin cảm ơn Sư ạ.

A:

Q: Thưa Ni Sư, khi con có một khối u trong cơ thể, mong sư giúp con một pháp để con có thể lùi, xóa bỏ khối u này được không ạ? Con vô cùng cảm ơn Ni Sư!

A: Có thể xem khối u đó là 1 tập hợp các tế bào không mời mà đến. Hãy xem chúng như khách, 1 loại khách nhắc nhớ mình về vô thường, về vô ngã và về đâu khổ nếu chống đối phá hoại lẫn nhau.

Q: Thưa ni sư con ngồi đc 40 phút thì ko đủ tập trung , kiên nhẫn ngồi tiếp . Làm cách nào để con thư thái ngồi thiền mà ko nóng ruột muốn bỏ cuộc nằm xuống ạ

A: Để tập tính kiên nhẫn…chỉ có cố gắng kiên nhẫn mỗi ngày. Hãy cho mình một phần thưởng, một lý do để cố gắng ngồi nghiêm trang và tĩnh thức.

Q: Con thưa Ni Sư: con mới học thiền , khi ngồi thiền con thấy hơi thở của con rất dài, đến khi bụng ép hết hơi ra ấy, hơi thở dài như vậy có phải do tâm chưa an không ạ? Rồi lúc ngồi thiền có lúc con như bị mất cân bằng ngửa ra sau, hoặc chúi đầu xuống trước, hoặc bị hất cằm.

A: Vì Hằng quá vbus tâm mà thiếu yếu tố buông xả. Đôi khi vì cố gắng thở sâu và dài nên khiến cho người chúi về phía trước hay ngã về phía sau. Hãy tự điều chỉnh và buông thư để hơi thở tự nhiên. Chỉ cần tỉnh thức để biết mình đang thở vào Hãy đang thở ra.

Q: Xin Ni Sư dạy rõ hơn cho con về Giới sát sinh: đối với những con vật như giun gián, muỗi kiến, những con ký sinh trong cơ thể con người thì đối xử với chúng như thế nào mới không phạm giới ạ?

A: Không sát sinh là; không giết hại sinh động vật , biết đó là con vật có cảm giác đau, sợ, có lunh tính để trốn chạy khi có nguy hiểm… thì mình đừng làm hại chúng. Không bảo giết và không vui thích khi thấy, nghe về việc giết hại.

Q: Dạ nếu để chậm lại, không hối hả thì chính con hay  quan sát hơi thở. Nhưng khi tập khí con cứ lôi con. Vậy mỗi khi con phải làm sao

A: thiền là để thấy ra những tập khí và tà kiến sâu dày, từ là để mài mòn, ý thức rõ về sự bám chấp cố hữu của các tập khí và thói quen không lành mạnh đó. Mỗi lần thấy và dừng lại là 1 lần chiến thắng phiền não. Hãy cố gắng tiếp.

Q: Thưa Sư khi làm việc thiện pháp hay cúng dường phải làm bằng đồng tiền trong sạch. Hiện tại Con k đi làm do con có bệnh, tiền tiêu do Chồng Con đi làm, một mình A phải vất vả đi làm kiếm tiền và con biết tiền Chồng con kiếm cũng có một phần chưa trong sạch vì gánh nặng A phải lo toan mọi thứ và cũng chưa biết đến Phật Pháp vậy từ giờ Con k được dùng tiền đó để cúng dường và làm việc thiện ạ? Trong cuộc sống, Chồng Con là một người rất tốt hay trợ duyên con đi chùa h ay làm việc thiện, khi Con khuyên A nên làm việc thiện A rất hào phóng ạ và còn hào phóng hơn Con ạ. Nhưng con nghĩ chỉ vì gánh nặng cuộc sống nên A phải cố vươn ra để kiếm tiền thôi ạ

A: Mình dùng tiền chồng vất vả kiếm được thì cũng nên chị tiêu cho hợp lý. Mình làm việc nhà, chăm sóc con cái nhà cửa và động viên tinh thần cho chồng con. Nếu mình có thể nhín chút cúng dường và làm phúc cũng là phúc cho chồng.

Q: Khi thiền nếu bị phóng tâm con có thể đọc “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng…” được không ạ

Nếu tâm con lang thang con đọc câu trên điều này giống như 2 việc con làm song song

A: Có thể đọc câu kệ đó để đưa tâm về hiện tại. Tâm đọc và biết rõ mình đang đọc với mục đích gì. Là chánh niệm.

Q: Thưa Sư, khi ngồi thiền, con đang dùng tư thế bán già và cảm thấy rất phù hợp cho thời thiền 60 phút. Tuy vậy tầm 30 phút thì chân con bị đau. Nếu cố gắng giữ tư thế  ấy và quan sát cơn đau như vậy thì  cơn đau ko bớt nhưng con vẫn có thể chịu đựng cho đến hết thời thiền. Con nên làm như thế hay con nên thay đổi tư thế chân để hết cơn đau và ngồi hết thời thiền? Con cám ơn Sư.

Active hours

7 -11 am và 14-21 pm giờ Việt Nam

Contact Us

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc

Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam

Dhammaduta © 2024. All Rights Reserved.