Đừng quá nghiêm khắc với bản thân, cũng đừng quá dễ dãi. Điều chỉnh sự nỗ lực và thư giản cũng như điều chỉnh dây đàn.

Thời xưa có một vị công tử vì niềm tin mãnh liệt nơi Đức phật và giáo pháp mà ngài giảng dạy để ra khỏi sinh tử luôn hồi, nên đã phát tâm xuất gia. Đó là công tử Sona, một trong 500 vị tháp tùng vua Páenadi đến nghe Thế Tôn thuyết pháp. Sau khi nếm pháp vị, vị đó đã thuyết phục được gia đình cho mình sống đời xuất gia. Khi mới xuất gia, tôn giả Sona đã áp dụng sự tinh tấn vượt bực mong sớm chứng đắc đạo quả, đạt đến mục đích tu hành cảu một thiện nam tử. Vì nỗ lực nhiều quá nên Sona không dam nằm xuống ngủ, ban đêm thường đi thiền hành không ngưng nghỉ. Do nỗ lực tinh tấn nhiều quá nên cả thân và tâm cảu sư đều rất mệt mỏi. Khi còn là một côgn tử nhà giàu, Sona có bàn chân rất mịn màng, có lông mềm bao phủ lòng bàn chân – một tướng quí. nHưng khi đi thiền hành nhiều trên con đường đá sỏi, không có tất hay dép bảo vệ, đôi chân của tôn giả Sona đã bong da và chảy máu rất nhiều. Mặc dù bị tổn thương ở lòng bàn chân như vậy, tôn giả Sona vẫn tiếp tục nỗ lực đến nỗi máu chảy lênh láng dọc con đường ngài đi thiền hành.

Từ xa, Thế tôn thấy được cách hành trà của tôn giả Sona đã bị mất thăng bằng, ngài dùng thần thông xuất hiện nơi sư Sona đang hành thiền và khéo léo dùng ẩn dụ cây đàn, cách lên dây đàn để có âm thanh du dương. Qua đó ngài khuyên sư nên cân bằng giữa nỗ lực và thư giản để có sự tiến bộ thực sự trong tu tập.

Trong đời sống hàng ngày đôi khi chúng ta cũng có thể đi quá giới hạn và mất cân bằng. Khi thì cố gắng nhiều quá để làm hài lòng những người xung quanh mình, rồi lúc khác lại tuyệt vọng khi thấy mình vẫn chưa đủ tốt để được nhiều người yêu thương và chấp nhận. Vậy phải làm như thế nào mới đúng? Sau đây là phần chia sẻ cảu TS Rick Hanson.

HÃY TIN VÀO CHÍNH MÌNH -TRUST YOURSELF

Khi tôi đang trưởng thành, tôi cảm thấy nguy hiểm khi là chính mình ở nhà cũng như ở trường. Toàn bộ con người mình, nhất là những phần làm nên các lỗi lầm, trở nên nổi loạn và tức giận, ồn ào quá mức hoặc lúng túng và dễ bị tổn thương.
Khôgn phải là những nguy hiểm của bạo động như nhiều người đã phải đối mặt, nhưng là những rủi ro của việc bị trừng phạt trong những cách khác, hay bị từ chối, bị đả kích, bị xa lánh, hay bị trở thành trò cười.
Vì vậy, như một đứa trẻ có thể hiểu được, tôi đã đeo một cái mặt nạ. Đóng mình lại, quan sát một cách căng thẳng, quản lý những hình ảnh “của tôi”. Có một cái van trong cổ họng tôi: Tôi biết những gì tôi nghĩ và cảm thấy sâu bên trong, nhưng rất ít điều đó được bộc lộ ra thế giới.
Nhìn từ bên ngoài có vẻ như tôi không tin tưởng vào những người khác. Vâng, đôi khi tôi cần phải cẩn trọng. Nhưng chủ yếu là, tôi không tin tưởng chính mình! Tôi không tin rằng con người chân thực của mình đủ tốt, đáng yêu – và nó vẫn ổn nếu tôi gây lỗi. Tôi đã không có niềm tin vào chiều sâu của chính mình, bản chất của tôi, rằng nó đã chứa đựng lòng tốt, trí tuệ và tình yêu. Không tin tưởng vào quá trình sống đang diễn ra mà không có sự kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống. Nghi ngờ bản thân, các giá trị, và những khả năng của chính mình.
Và thế là tôi sống chật vật, học giỏi và đôi khi hạnh phúc – nhưng chủ yếu là dao động giữa tê liệt và đau đớn.
Trong tám giai đoạn phát triển con người của Erik Erikson, giai đoạn đầu tiên mang tính nền tảng là về “niềm tin cơ bản”. Anh ấy tập trung vào sự tin tưởng/không tin tưởng vào thế giới bên ngoài (đặc biệt là những người trong đó) và để chắc chắn rằng điều này rất quan trọng. Tuy nhiên, thường thì những gì trông giống như “thế giới không đáng tin cậy” thực chất lại là “Tôi không tin tưởng bản thân mình có thể giải quyết được nó”.
Đó là một hành trình suốt đời để phát triển thêm niềm tin vào bản thân, để nhẹ nhàng hơn, thả lỏng, vượt qua, nắm bắt cơ hội, phạm sai lầm, sau đó sửa chữa và học hỏi từ chúng, đồng thời ngừng quá coi trọng hình tượng của bản thân.
Chắc chắn, đôi khi mọi thứ trở nên tồi tệ khi bạn tin tưởng bản thân hơn. Nhưng chúng thực sự sai lầm và tiếp tục sai lầm khi bạn ít tin tưởng vào bản thân hơn.
Tại sao lại như vậy?
Không có ai là hoàn hảo. Bạn không cần phải hoàn hảo mới có thể thư giản, nói cái mà bạn thực sự cảm nhận, và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. Đó là bức tranh lớn quan trọng nhất và tầm nhìn dài hạn. Đúng vậy, sự kiểm soát chặt chẽ từ trên xuống và một nhân cách được xây dựng tốt có thể mang lại những lợi ích ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều, bao gồm căng thẳng, sự thật bị chôn vùi và sự xa lánh nội tâm.
Với sự dịu dàng và lòng trắc ẩn, hãy nhìn lại chính mình. Có nghi ngờ bản thân, rụt rè, sợ bị coi thường hay thất bại không? Nếu bạn tưởng tượng mình là chính mình một cách công khai, liệu bạn có mong đợi bị từ chối, hiểu lầm hoặc một cuộc tấn công đáng xấu hổ không?
Có thể hiểu được rằng chúng ta lo lắng về những gì có vẻ “xấu” hoặc “yếu” bên trong. Nhưng hãy thách thức cái nhãn hiệu đó: những thứ đó có thực sự tệ đến thế, yếu đến thế không? Có thể chúng chỉ đang bối rối, tuyệt vọng hoặc đang tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc theo những cách còn trẻ con hoặc có vấn đề về tâm lý. Có thể bạn đã tiếp thu những lời chỉ trích của người khác và đã phóng đại quá mức những khuyết điểm của mình.
Khi bạn thả lỏng và chạm vào cảm xúc của chính mình, khi bạn tiếp xúc với cơ thể mình, trải nghiệm khi bạn thể hiện nó – điều đó biểu hiện ra sao? Những người khác phản ứng thế nào? Bạn có thể làm được những gì, ở nhà hay ở nơi làm việc?
Đương nhiên, vẫn phải thận trọng với thế giới bên ngoài và nhận ra khi nào việc buông bỏ, chấp nhận rủi ro, lên tiếng là thực sự không khôn ngoan. Và hướng dẫn thế giới nội tâm của bạn giống như một bậc cha mẹ yêu thương, nhận ra rằng không phải mọi suy nghĩ, cảm giác hay mong muốn đều nên được nói ra hoặc thực hiện.
Trong khi đó, nếu bạn giống tôi và những người tôi từng biết đã quyết định tin tưởng vào con người sâu sắc của chính mình, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều ngay bên trong: rất nhiều sự hiểu biết về điều gì là đúng và điều gì quan trọng, rất nhiều cuộc sống và trái tim, rất nhiều món quà đang chờ được trao, rất nhiều sức mạnh.
Hãy là chính mình; đó là toàn bộ con người bạn mà bạn có thể tin tưởng. Ngày hôm nay, tuần này, cuộc đời này – hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn đặt cược vào chính mình, khi bạn quay lại lối chơi của chính mình. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn để mình ngã ngửa vào vòng tay của chính mình và tin tưởng rằng đôi tay này có khả năng nâng đỡ được mình.

Nguyên Hương chuyển ngữ từ một bài báo của Dr. Rick Hanson
May 15th 2024 – Mùa Phật Đản 2567
TKN Pháp Hỷ – Dhammananda Theri
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc Bud, HN.

Leave a comment

Active hours

7 -11 am và 14-21 pm giờ Việt Nam

Contact Us

Tỳ kheo ni Pháp Hỷ
Tịnh thất Metta Garden, Hòa Lạc

Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam

Dhammaduta © 2024. All Rights Reserved.